Evergrande buộc phải trả lại 11 lô đất cho thành phố Vũ Hán

Thứ năm, 24/11/2022 | 08:56 Theo dõi BĐS Biz trên

Một đơn vị của Tập đoàn Evergrande Trung Quốc đã trả lại 11 lô đất của nhà nước cho chính quyền thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc sau khi để chúng bỏ hoang, dấu hiệu cho thấy nhà phát triển bất động sản này đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng tiền mặt.

Evergrande buộc phải trả lại 11 lô đất cho thành phố Vũ Hán
Evergrande buộc phải trả lại 11 lô đất cho thành phố Vũ Hán

Cụ thể, theo thống kê cuối tuần trước của Cục Tài nguyên và Quy hoạch địa phương, 11 lô đất trên có tổng cộng diện tích là 1,5 triệu m2 đã được giao nộp cho chính quyền ở thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc mà không được hoàn tiền sau khi bị tập đoàn bất động sản bỏ hoang trong hơn 5 năm.

Khu đất được quy hoạch cho mục đích giải trí và du lịch. Ban đầu được đặt tên là Thành phố mới Badeng và được Evergrande mua từ Tập đoàn Calxon Trung Quốc với giá 5,6 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 786,4 triệu USD) vào tháng 8/017, sau đó đổi tên thành Thành phố Du lịch Công nghệ Evergrande, theo hồ sơ của Calxon.

Hồ sơ của chính quyền Vũ Hán nêu rõ: “Chính quyền quận Hiệp Giang đã đưa ra quyết định thu hồi quyền sử dụng đất của 11 lô đất chưa phát triển tại Thành phố Du lịch Công nghệ Evergrande vào ngày 16/11 mà không hoàn lại tiền”.

Thành phố Du lịch Công nghệ Evergrande là một trong số hàng chục dự án bất động sản rải rác khắp Trung Quốc mà nhà phát triển có trụ sở tại Quảng Châu, với khoản nợ hơn 300 tỷ USD, đang phải vật lộn để hoàn thành và bàn giao cho người mua.

Vào tháng 9/2021, chính quyền An Khánh ở tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc đã hủy bỏ quyền sử dụng đất công của Evergrande để xây dựng dự án Evergrande Central Park sau khi không trả được giá đất.

Evergrande cũng đã phải trả lại hai địa điểm có tổng diện tích 350.000m2 tại thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên vào tháng 12 năm ngoái sau khi bỏ hoang chúng trong hơn 10 năm. Tám lô đất đã bị chính quyền thành phố Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam, thu hồi vào tháng 12/2021. Toàn bộ hoạt động thu hồi được thực hiện mà không hoàn lại tiền cho Evergrande.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về phía Evergrande, doanh nghiệp này đã cố gắng bán ra các tài sản, nâng mức thu nhập và lập kế hoạch tái cơ cấu với các chủ nợ. Tuy nhiên, nhà phát triển bất động sản này đã không thế thanh toán 590 triệu USD trái phiếu rác và tiền lãi là 645 triệu USD vào tháng 12/2021. 

Hơn nữa, một khu đất ở Hồng Kông, nơi Evergrande đã lên kế hoạch xây dựng một biệt thự giống như Cung điện Versailles và sử dụng làm tài sản thế chấp để tái cơ cấu một phần khoản nợ khổng lồ của công ty, nhưng cũng bị những người nhận tài sản bán với mức lỗ 770 triệu USD.

Đáng chú ý, Evergrande đang phải đối mặt với khả năng bị thanh lý do yêu cầu từ chủ đầu tư. Công ty cũng bị sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông cảnh báo huỷ niêm yết vào tháng 6 khi liên tục trì hoãn công bố báo cáo tài chính.

Theo Vnmedia

Theo vnmedia.vn Copy
Từ “bom nợ” Evergrande, nhà đầu tư bắt đầu để ý đến tài sản đảm bảo cho trái phiếu doanh nghiệp

Từ “bom nợ” Evergrande, nhà đầu tư bắt đầu để ý đến tài sản đảm bảo cho trái phiếu doanh nghiệp

Câu chuyện về “bom nợ Evergrande” đã khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầu để ý hơn tới tài sản đảm bảo cho trái phiếu doanh nghiệp. Trong khi đó, chất lượng tài sản bảo đảm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Khủng hoảng Evergrande Group có ảnh hưởng đến Chủ tịch Hui Ka Yan?

Khủng hoảng Evergrande Group có ảnh hưởng đến Chủ tịch Hui Ka Yan?

Chủ tịch Evergrande Hui Ka Yan vẫn được trả 8 tỷ USD tiền mặt trong khi nhà phát triển tài sản nợ nần chồng chất.
Tập đoàn Novaland đang tích cực mua lại trái phiếu trước hạn

Tập đoàn Novaland đang tích cực mua lại trái phiếu trước hạn

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Tập đoàn Novaland, NVL) và các công ty con đều tích cực đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn sau tâm thư xin lỗi khách hàng.
Tập đoàn Hòa Phát: Hiệu quả kinh doanh năm 2022 thấp nhất trong 5 năm, tham vọng phát triển 10 khu công nghiệp

Tập đoàn Hòa Phát: Hiệu quả kinh doanh năm 2022 thấp nhất trong 5 năm, tham vọng phát triển 10 khu công nghiệp

Năm 2022, chỉ số ROE tại Tập đoàn Hòa Phát (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) ghi nhận mức thấp từ 38% năm 2021 xuống còn 8,8%.
'Trùm BOT' Tasco: Chủ nợ lớn nhất là ai, các công ty con đang làm ăn ra sao năm 2022?

'Trùm BOT' Tasco: Chủ nợ lớn nhất là ai, các công ty con đang làm ăn ra sao năm 2022?

CTCP Tasco (Mã: HUT) là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào hạ tầng VETC tại Việt Nam. Hiện nay doanh nghiệp này đang tăng tốc phát triển bất động sản và bảo hiểm. Vì vậy, hệ sinh thái của 'trùm BOT' Tasco ngày càng mở rộng.
Loạt doanh nghiệp bất động sản chào bán thành công gần 12.000 tỷ đồng trái phiếu

Loạt doanh nghiệp bất động sản chào bán thành công gần 12.000 tỷ đồng trái phiếu

Khi nghị định 08 được ban hành, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bắt đầu trở lại cuộc đua huy động vốn bằng phát hành trái phiếu sau nhiều tháng 'ám binh bất động'.
Thế giới di động bỏ ngỏ kế hoạch chia cổ tức, không chia cổ phiếu ESOP năm 2022

Thế giới di động bỏ ngỏ kế hoạch chia cổ tức, không chia cổ phiếu ESOP năm 2022

Năm 2023, Thế giới Di động (MWG) vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận tăng nhẹ so với năm 2022. Đặc biệt, công ty không đề cập đến kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023.
Tasco đặt mục tiêu doanh thu gấp 21 lần trong năm 2023

Tasco đặt mục tiêu doanh thu gấp 21 lần trong năm 2023

Công ty Cổ phần Tasco (Mã: HUT) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 dự kiến tổ chức ngày 25 3 tại Hà Nội. So với thực hiện năm 2022, kế hoạch này của Tasco có phần khá táo bạo khi doanh thu gấp gần 21 lần và lợi nhuận gấp hơn 4 lần.
CapitaLand có thể chi 1,5 tỷ USD mua lại bất động sản từ Vinhomes

CapitaLand có thể chi 1,5 tỷ USD mua lại bất động sản từ Vinhomes

Theo hai nguồn tin giấu tên chia sẻ với Reuters, tập đoàn bất động sản khổng lồ của Singapore là CapitaLand Group đang đàm phán để mua khối bất động sản của Vinhomes trị giá khoảng 1,5 tỷ USD.
Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức bị cưỡng chế gần 91 tỷ đồng tiền thuế

Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức bị cưỡng chế gần 91 tỷ đồng tiền thuế

Mới đây, Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) công bố thông tin bất thường về việc bị Cục Thuế TP HCM cưỡng chế với số tiền gần 91 tỷ đồng.
Bất động sản Biz