Bất động sản Biz

Công ty CP Tập đoàn tài chính T99: Làm rõ những sai phạm trong vấn đề pháp lý?

Thứ hai, 27/12/2021 | 14:30 Theo dõi BĐS Biz trên

Thời gian vừa qua, Tòa soạn Sở hữu Trí tuệ liên tục nhận được những phản ánh về hoạt động của Công ty CP Tập đoàn tài chính T99. Cụ thể, theo phản ánh, T99 chính là Công ty con của CTCP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland (Vicoland Group). Theo thông tin giới thiệu, T99 là công ty chuyên về cầm cố tài sản, cung cấp cấp các dịch vụ cho vay bằng cầm cố ô tô, xe máy, điện thoại, laptop, trang sức…

Công ty CP Tập đoàn tài chính T99 được biết đến là công ty chuyên về cầm cố tài sản, cung cấp các dịch vụ cho vay. Tuy nhiên trong hoạt động của công ty này vẫn đang tồn tại một số vấn đề sai phạm về pháp lý.

Ngoài ra, T99 còn phát triển lĩnh vực T99 Luxury (hướng tới đối tượng khách hàng cao cấp), T99 Tiểu thương (đối tượng cho vay là hộ kinh doanh nhỏ, tiểu thương) và T99 Land (cung cấp dịch vụ liên quan tới bất động sản).

Cũng theo phản ánh, hiện tại hoạt động của T99 đang có nhiều dấu hiệu mập mờ như: Cơ cấu doanh nghiệp có nhiều bất thường; Doanh nghiệp ngụy tạo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho phòng giao dịch; Có nhiều bất thường trong hoạt động cho vay cầm đồ của T99; Doanh nghiệp không thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động; Doanh nghiệp không có kho lưu giữ tài sản; Hợp đồng cầm cố tài sản không dấu; Không cập nhật khung giá tài sản định kỳ; Quy trình tiếp quỹ vi phạm nguyên tắc tài chính.

Cơ cấu doanh nghiệp của Công ty CP Tập đoàn tài chính T99 có nhiều bất thường

Theo tìm hiểu, T99 được thành lập vào tháng 10/2020 với vốn điều lệ ban đầu là 300 tỉ đồng. Trong đó, ông Lê Xuân Việt – Tổng giám đốc là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 35% vốn điều lệ.

Ba cổ đông sáng lập còn lại là Vicoland Group – nắm giữ 30% vốn điều lệ, ông Bùi Quang Hào (sở hữu 32%) và ông Nguyễn Ngọc Tuân (sở hữu 3%).

Sau đó, ông Lê Xuân Việt và Nguyễn Ngọc Tuân đã thoái hết vốn ở T99. Thay vào đó, Vicoland Group đã nâng tỷ lệ sở hữu tại T99 lên 85%, các cổ đông còn lại là ông Bùi Quang Hảo (sở hữu 5%), bà Nguyễn Thị Bích Tô (sở hữu 5%) và ông Bùi Xuân Nhớ (sở hữu 5%).

Đặc biệt hơn cả, theo quảng cáo của T99, ca sỹ Cao Thái Sơn và hoa hậu Ngọc Hân là những đại cổ đông của T99 và đóng góp tới 20 tỷ đồng/người. Tuy nhiên theo tìm hiểu thì trong cơ cấu cổ đông chính thức của doanh nghiệp không có tên 2 người này. Vậy câu hỏi đặt ra là có hay không việc T99 sử dụng tên tuổi của các nghệ sĩ nổi tiếng để PR hình ảnh? Vicoland Group có nắm được sự việc trên không?

T99: Có hay không việc ngụy tạo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho các phòng giao dịch?

Không chỉ vậy, T99 còn đang bị tố cáo ngụy tạo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho các phòng giao dịch.

Cụ thể, theo tìm hiểu, nhiều phòng giao dịch của T99 đã có hành vi sử dụng trái phép giấy tờ cá nhân của chủ nhà (người cho thuê địa điểm) để đăng ký thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; an toàn phòng cháy chữa cháy do không tìm được người chịu trách nhiệm vấn đề trên.

Và sau khi phát hiện T99 có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các chủ nhà tại các địa chỉ 88 Nguyễn Khánh Toàn (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) và 67 Yên Lãng (phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) gửi đơn tố cáo T99 lên cơ quan công an khu vực. 

Cũng theo tìm hiểu, hiện tại phòng giao dịch T99 tại 67 Yên Lãng đã đóng cửa nhưng không thông báo cho khách hàng. Và điều này đã dẫn tới việc nhiều khách hàng cầm cố tài sản tại các phòng giao dịch của T99 nhưng đến khi muốn chuộc lại thì không biết tìm ở đâu, không liên hệ được hotline.

Vậy trách nhiệm của Vicoland Group ở đâu khi để xảy ra những sự việc trên?

Những dấu hiệu bất thường trong hoạt động cho vay cầm đồ?

T99 Land hiện đang là một trong những loại hình dịch vụ khá được quan tâm của công ty này. Loại hình trên bao gồm các dịch vụ liên quan tới bất động sản như tư vấn, môi giới, đầu tư, ký gửi bất động sản. Trong đó, dịch vụ ký gửi bất động sản thực chất là cho vay cầm cố quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Theo tìm hiểu, cách thức giao dịch của T99 Land như sau: Khách hàng có nhu cầu cầm cố sổ đỏ sẽ tìm đến phòng giao dịch T99, sau đó nhân viên của T99 sẽ thẩm định giá trị tài sản. Tiếp theo đó, khách hàng sẽ ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân bà Đoàn Thị Kim Cúc (Phó Tổng giám đốc Vicoland Group) theo giá trị thỏa thuận. Số tiền vay sẽ được chuyển trực tiếp cho khách hàng từ tài khoản cá nhân của bà Cúc. Khi hết thời hạn vay, khách hàng sẽ “chuộc” lại sổ đỏ bằng cách hoàn trả toàn bộ số tiền đã nhận và tiền lãi theo thỏa thuận.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Về bản chất, việc nhận cầm cố là nhận cầm giữ tài sản, trong khi quyền sử dụng đất và nhà ở là tài sản, là những đối tượng không thể thực hiện việc cầm giữ. Nhà nước không thừa nhận việc cầm cố quyền sử dụng đất và nhà ở. Vì thế, đơn vị cầm đồ không được thực hiện việc nhận cầm cố nhà đất.

Như vậy, có hay không việc T99 đang “lách luật” để cho vay cầm cố quyền sử dụng đất?

Đặc biệt, lực lượng chức năng cần vào cuộc để xác định có hay không việc T99 đang trốn thuế và cần làm rõ nguồn gốc số tiền giải ngân cho vay từ tài khoản cá nhân của bà Đoàn Thị Kim Cúc (Phó Tổng giám đốc Vicoland Group) cũng như việc di chuyển dòng tiền gốc và lãi khi khách hàng trả lại.

PV sẽ tiếp tục làm rõ sự việc và chỉ ra những bất thường trong hoạt động của T99 Luxury, nghĩa vụ của T99 với người lao động cũng như những sai phạm của T99 về vấn đề kho lưu giữ tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản ở Bài 2. Trách nhiệm của CTCP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland cũng sẽ được làm rõ.

 

Theo Nhóm PV/ Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/cong-ty-cp-tap-doan-tai-chinh-t99-lam-ro-nhung-sai-pham-trong-van-de-phap-ly-d123440.html

Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?

Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản?

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đặt ra hàng loạt kế hoạch để gỡ khó trước bối cảnh khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản, khiến trích lập dự phòng lớn, nguồn vốn mất cân đối, gánh nặng nợ vay cao gấp 30 lần vốn chủ sở hữu.
Khoản phải thu tại Phục Hưng Holdings chuyển biến ra sao trong 3 tháng đầu năm?

Khoản phải thu tại Phục Hưng Holdings chuyển biến ra sao trong 3 tháng đầu năm?

Ngoài sự sụt giảm của kết quả kinh doanh, dòng tiền âm thì Phục Hưng Holdings cũng đang "đau đầu" với khoản phải thu chiếm hơn 50% tổng tài sản.
Tình trạng liên đới CIC của MB hiện ra sao?

Tình trạng liên đới CIC của MB hiện ra sao?

3 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) lãi sau thuế hơn 4.600 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%, tỷ lệ liên đới CIC của ngân hàng có xu hướng tăng.
Soi khối tài sản hơn 6.300 tỷ đồng tại Khải Hoàn Land

Soi khối tài sản hơn 6.300 tỷ đồng tại Khải Hoàn Land

CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG), một doanh nghiệp môi giới BĐS phía Nam đang đối diện với tình trạng kinh doanh ảm đạm, nhiều lần xin khất kỳ hạn đáo hạn trái phiếu.
Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành 'bốc hơi' hàng trăm tỷ

Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu từ bán điện vượt bán nhà, của để dành "bốc hơi" hàng trăm tỷ

Quý I/2024, doanh thu tại Tập đoàn Hà Đô sụt giảm, trong đó nguồn thu từ mảng năng lượng vượt trội hơn cả bán nhà. Đặc biệt, trong bối cảnh giá trị hàng tồn kho bất động sản tại doanh nghiệp giảm nhẹ thì "của để dành" không những không tăng mà còn giảm mạnh.
Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Bất động sản Biz