Bất động sản Biz

Chủ tịch Quốc hội: Xử nghiêm các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, xây nhà trái phép

Thứ tư, 16/08/2023 | 11:34 Theo dõi BĐS Biz trên

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng nhà trái phép; Lập hồ sơ, thủ tục xin chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng…

Phát biểu kết luận phiên chất vấn tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực NN&PTNT, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận ngành nông nghiệp có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh: ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhu cầu thị trường trong nước phục hồi chậm, thị trường nông sản xuất khẩu có nhiều biến động, số lượng đơn hàng giảm, giá vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng, kết nối, điều hòa cung – cầu còn bất cập; việc phát triển bền vững nông nghiệp nói chung, ngành thủy sản nói riêng còn nhiều thách thức…

Từ các vấn đề đặt ra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp đề ra nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên chất vấn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên chất vấn
 

Theo dõi sát diễn biến thị trường và giá lương thực trên thế giới

Về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông sản, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, khẩn trương hoàn thiện chính sách, pháp luật phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản chủ lực. Cập nhật, phân tích đánh giá thông tin, diễn biến thị trường một cách toàn diện, cẩn trọng để kịp thời phổ biến, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt khó, tận dụng cơ hội thị trường. Củng cố các thị trường hiện có, khai mở các thị trường mới cho nông sản Việt Nam. Đổi mới tổ chức truyền thông quảng bá chất lượng đặc thù vượt trội của nông sản Việt tại thị trường trong và ngoài nước.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp bền vững theo mục tiêu, định hướng tại Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững và các giải pháp cụ thể tại các Đề án đang triển khai: “Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025”; “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ”; “Thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030”…;

Đẩy nhanh việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Đề án “Phát triển hệ thống logistic nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2050”.

Theo dõi sát diễn biến thị trường và giá lương thực trên thế giới, có kế hoạch vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng cao; ngăn ngừa rủi ro “bắt sóng xuất khẩu, để hổng thị trường trong nước”. Cần lấy yếu tố bảm bảo chất lượng gạo và thương hiệu, bảo đảm tiến độ giao hàng là giải pháp “sâu rễ, bền gốc”. Phối hợp với bộ, ngành, địa phương quản lý, điều phối công tác thu mua, chế biến, bảo quản lúa gạo, đảm bảo ổn định thị trường trong nước, hài hòa lợi ích người trồng lúa, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo.

Thúc đẩy các chuỗi giá trị trong lĩnh vực kinh tế biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản

Về khai thác, bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của EC đối với thủy sản, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ yêu cầu triển khai thực hiện các Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của thủy sản định kỳ 05 năm; điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền đối với một số nghề ở vùng biển phù hợp khả năng cho phép của nguồn lợi thủy sản. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản giai đoạn 2021 - 2030 (sau khi được phê duyệt), Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 2023 - 2030. Rà soát, điều chỉnh, thành lập mới các khu bảo tồn biển cấp quốc gia, cấp tỉnh, nhằm đạt mục tiêu đạt tối thiếu 6% diện tích vùng biển cần bảo tồn.

Xây dựng chính sách chuyển đổi nghề, chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân sang các nghề khác; hỗ trợ ngư dân trong thời gian tạm ngừng khai thác thuỷ sản; phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ các khu bảo tồn biển phát triển bền vững. Quản lý tốt hạn ngạch khai thác hải sản. Kiện toàn lực lượng kiểm ngư; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong khai thác bất hợp pháp, tiến đến chấm dứt tình trạng này.

Tiếp tục đàm phán, ký kết, phân định vùng biển chồng lấn, vùng chưa phân định giữa Việt Nam với các nước; xác định ranh giới được phép khai thác hải sản trên các vùng biển. Phối hợp với các nước thúc đẩy các chuỗi giá trị trong lĩnh vực kinh tế biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Điều tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Tập trung cao điểm xử lý các hành vi vi phạm IUU. Tiếp tục thông tin, truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động cộng đồng ngư dân ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ các quy định pháp luật về IUU, phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan kịp thời phát hiện, tố giác, xử lý các hành vi khai thác IUU và vận động EC sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” của EC về thủy sản đối với Việt Nam.

Về chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng nhà trái phép; kịp thời phát hiện, áp dụng các biện pháp để ngăn chặn và xử lý triệt để các trường hợp xây dựng công trình nhà ở, hạ tầng hình thành các khu dân cư mới trái phép trên đất nông nghiệp. Thực hiện lập hồ sơ, thủ tục xin chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trên địa bàn để thực hiện dự án đúng theo quy định. Hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cuộc sống cho người bị thu hồi đất.

Xuân Hưng

Theo vnmedia.vn Copy
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/1: Điều chỉnh tiến độ dự án nghỉ dưỡng 16 triệu USD Vinacapital Hội An

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 8/1: Điều chỉnh tiến độ dự án nghỉ dưỡng 16 triệu USD Vinacapital Hội An

Sóc Sơn sắp có Khu công nghiệp sạch quy mô hơn 300 ha; Phát hiện sai sót trong quản lý bảo vệ môi trường tại các KCN Đồng Nai; Bình Định giải trình về quy hoạch KCN Phù Mỹ không phù hợp với quy mô dự kiến; TPHCM cấp hơn 5.700 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/12: Sắp khởi công siêu dự án lấn biển Cần Giờ trị giá 282.800 tỷ đồng

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/12: Sắp khởi công siêu dự án lấn biển Cần Giờ trị giá 282.800 tỷ đồng

Bình Định sẽ có khu trung tâm đô thị du lịch biển rộng gần 1.800ha; Tiền Giang thu hồi dự án nghĩa trang nhân dân Mỹ Phước Tây do nợ thuế và bỏ hoang; HoREA đề xuất nội dung về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mạ...
Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024

Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024

Tháng 12/2024, khung lãi suất vay mua nhà tại một số ngân hàng thương mại trong nước và nhóm ngân hàng quốc doanh gần như không có thay đổi.
Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Ngày 14/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ liên quan và các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
CEO Nguyễn Quang Huy: Năm 2025, phân khúc bất động sản công nghiệp và nhà ở xã hội sẽ sôi động

CEO Nguyễn Quang Huy: Năm 2025, phân khúc bất động sản công nghiệp và nhà ở xã hội sẽ sôi động

Trao đổi với PetroTimes, CEO Nguyễn Quang Huy cho rằng, năm 2025 với sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu khiến Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư công nghiệp. Đồng thời, với chính sách hỗ trợ của Chính phủ, nhà ở xã hội và các dự án giá rẻ sẽ thu hút sự quan tâm lớn nhờ đáp ứng nhu cầu thực của thị trường.
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội xóa sổ bãi xe 'lậu’ lớn cạnh khu chung cư Linh Đàm để xây trường học

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội xóa sổ bãi xe 'lậu’ lớn cạnh khu chung cư Linh Đàm để xây trường học

Đắk Lắk có gần 1,2 triệu ha đất nông nghiệp; TPHCM yêu cầu phá dỡ khẩn cấp chung cư 440 Trần Hưng Đạo vì nguy cơ sập đổ; Hà Nội gỡ “nút thắt” nhiều dự án bất động sản; Hơn 310 dự án chậm tiến độ trong khu kinh tế Hà Tĩnh…là những tin tức bất động sản đáng chú ý tuần qua
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 11/12: Vì sao gần 180 dự án tại TP HCM kéo dài, chậm tiến độ sử dụng đất?

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 11/12: Vì sao gần 180 dự án tại TP HCM kéo dài, chậm tiến độ sử dụng đất?

Hà Nội sắp đấu giá khu “đất vàng” giá khởi điểm từ 86 triệu đồng/m2; Dự án khu Du lịch tâm linh điều chỉnh thành nghỉ dưỡng, tăng vốn lên 5000 tỷ đồng; Bộ Tài nguyên và Môi trường hủy thanh tra 9 dự án bất động sản tại Hải Dương; TPHCM thu hồi 17,64 ha đất triển khai 22 dự án trọng điểm….
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 10/12: Dự án Khu đô thị mới Cồn Khương bị chấn chỉnh giao dịch

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 10/12: Dự án Khu đô thị mới Cồn Khương bị chấn chỉnh giao dịch

Hà Nội giao 88.780m2 đất xây dựng Trung tâm thể thao Quân đội; Đề xuất miễn xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của các dự án cao cấp; Đồng Nai chuẩn bị đối thoại với người dân để thu hồi đất làm khu đô thị hơn 293 ha...
Bất động sản Biz