Bất động sản Biz

Chân dung 2 doanh nghiệp xin 'trả góp' tiền đấu giá đất Thủ Thiêm

Thứ sáu, 15/04/2022 | 16:18 Theo dõi BĐS Biz trên

Đấu giá xong xin "trả góp"

Tháng 12/2021, TP.HCM hoàn tất việc đấu giá 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3, Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng số tiền 37.346 tỷ đồng. Kết quả trúng đấu giá cao chót vót khiến nhiều người choáng váng.

Cụ thể, lô đất 3-12 có diện tích hơn 10.059 m2, Công ty TNHH Bất động sản Ngôi sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đấu giá thành công với số tiền 24.500 tỷ đồng (gấp hơn 8 lần giá ban đầu).

Lô 3-9 có diện tích hơn 5.000 m2, Công ty TNHH thương mại Bình Minh) đấu giá thành công với số tiền 5.026 tỷ đồng (gấp hơn 6,9 lần giá ban đầu).

Lô 3-8 có diện tích 8.568 m2, Công ty Cổ phần Sheen Mega đấu giá thành công với số tiền 4.000 tỷ đồng (gấp 4 lần giá ban đầu).

Lô 3-5 có diện tích hơn 6.446 m2, Công ty Cổ phần Dream Republic đấu giá thành công với số tiền 3.820 tỷ đồng (gấp 6,6 lần giá ban đầu).

Đến giữa tháng 1/2022, Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh xin bỏ tiền đặt cọc. Hai doanh nghiệp còn lại là Công ty Cổ phần Dream Republic và Công ty Cổ phần Sheen Mega đã trễ thời gian thanh toán nghĩa vụ tài chính với tổng số tiền khoảng 8.000 tỷ đồng.

Được biết, 2 doanh nghiệp này xin kéo dài thời gian nộp tiền trúng đấu giá đất và các khoản phí liên quan, bao gồm tiền phạt chậm nộp đến tháng 9/2022. Cụ thể, tháng 4 nộp 15% và các tháng 5, 6, 7, 8 mỗi tháng nộp 17%, tháng 9/2022 thanh toán toàn bộ số tiền còn lại.

Theo lãnh đạo Cục thuế TP.HCM, các lý do được Công ty Dream Republic và Công ty Sheen Mega nêu ra không phù hợp theo quy định của pháp luật. Do đó, Cục thuế TP.HCM sẽ vẫn tính tiền chậm nộp theo quy định là 0,03%/ngày. 

Việc tính tiền chậm nộp đợt 1 kể từ ngày 6/2/2022. Tiền chậm nộp đợt 2 đã bắt đầu tính từ ngày 7/4/2022. Mỗi ngày số tiền chậm nộp của 2 doanh nghiệp nói trên hơn 2,3 tỷ đồng. 

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Quản lý thuế, nếu người nộp thuế nợ thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thì thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. 

 4 lô đất được đấu giá tại Thủ Thiêm. Ảnh: VD
 4 lô đất được đấu giá tại Thủ Thiêm. Ảnh: VD

Nếu quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày ký thông báo thuế mà hai doanh nghiệp trên không nộp đủ tiền mua tài sản đấu giá, Trung tâm Phát triển quỹ đất (đại diện chủ sở hữu) sẽ báo cáo Sở TN&MT trình UBND TP.HCM hủy kết quả đấu giá. Tiền đặt cọc sẽ thuộc về ngân sách, các lô đất sẽ được Nhà nước đưa ra đấu giá lại hoặc giao đất theo quy định.

Năng lực hạn chế, nhưng trả hàng ngàn tỷ để mua “đất vàng”

Qua tìm hiểu được biết, cả 2 doanh nghiệp là Dream Republic và Sheen Mega đều tương đối non trẻ, cấu trúc tài sản và kết quả kinh doanh gần như chỉ mang tính "tượng trưng".

Cụ thể, Công ty Dream Republic được thành lập ngày 4/10/2017 với vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng.Tổng tài sản của doanh nghiệp này giai đoạn 2017 – 2020 lần lượt chỉ vỏn vẹn 8,7 triệu đồng, 15,9 triệu đồng, 20 triệu đồng và 15,7 triệu đồng. Doanh nghiệp cũng không hề phát sinh doanh thu kể từ khi thành lập. Sau 4 năm, Dream Republic lỗ lũy kế gần 450 triệu đồng.

Còn với Công ty Sheen Mega, doanh nghiệp trả giá 4.000 tỷ đồng để thâu tóm lô đất 3-8 diện tích 8.568 m2 cũng là một doanh nghiệp mới được thành lập tháng 11/2019, có trụ sở tại 32 Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với số vốn đăng ký 500 tỷ đồng.

Tương tự Dream Republic, tổng tài sản của Sheen Mega tính tới cuối năm 2020 chỉ đạt vỏn vẹn 27,6 triệu đồng. Trong khi đó doanh thu thuần cũng ở mức 0 đồng, khấu trừ chi phí khiến doanh nghiệp lỗ sau thuế trên 202 triệu đồng.

Với tình hình kinh doanh "èo uột" như vậy, Công ty Sheen Mega và Dream Republic lấy đâu tự tin đấu giá 2 khu "đất vàng" Thủ Thiêm với số tiền lần lượt gấp 4 và gấp 6,6 lần giá khởi điểm ban đầu?

"Ai" đứng sau 2 doanh nghiệp này?

Qua tìm hiểu thì cả hai Công ty Dream Republic và Sheen Mega đều có những mối liên hệ mật thiết tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Hiện 2 doanh nghiệp Dream Republic và Sheen Mega xin "trả góp" tiền đấu giá đất.">
Hiện 2 doanh nghiệp Dream Republic và Sheen Mega xin "trả góp" tiền đấu giá đất.

Theo đó, 3 cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Dream Republic là bà Trần Thị Mộng Linh (sinh năm 1979), ông Đặng Minh Thắng (1985), ông Trương Ích Quốc (1979).

Trong đó, ông Đặng Minh Thắng đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) tại Công ty Cổ phần Công nghệ Innoware. Tại công ty này, bà Trương Huệ Vân - cháu của bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) - là thành viên HĐQT.

Tại Công ty Cổ phần Sheen Mega, ba cổ đông của doanh nghiệp này là bà Nguyễn Thị Huyền (1985), bà Đặng Thị Hồng Hạnh (1996) và ông Nguyễn Ngọc Hiếu (1989). Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện là bà Nguyễn Thị Huyền.

Đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Huyền tham gia góp vốn sáng lập Đắc Vạn Hưng, đơn vị gián tiếp sở hữu cổ phần tại Tập đoàn Sài Gòn Peninsula - chủ đầu tư dự án Sài Gòn Peninsula (Quận 7, TPHCM). Dự án này chưa thể triển khai nhiều năm qua và cũng từng được Vạn Thịnh Phát giới thiệu trên trang chủ của mình.

Liệu có phải Vạn Thịnh Phát đứng sau 2 doanh nghiệp này để thâu tóm "đất vàng" Thủ Thiêm? "Số phận" 2 khu đất này sẽ đi về đâu khi đơn vị trúng đấu giá đất gần như không có năng lực để trả tiền đấu giá?

Trang Nguyễn/Theo Sở hữu trí tuệ 

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/chan-dung-hai-doanh-nghiep-dream-republic-va-sheen-mega-xin-tra-gop-tien-dau-gia-dat-thu-thiem-d137428.html

Huy động vốn trái phép ở dự án 5.700 tỷ, Công ty con của Đất Xanh bị phạt 900 triệu đồng

Huy động vốn trái phép ở dự án 5.700 tỷ, Công ty con của Đất Xanh bị phạt 900 triệu đồng

Ngoài xử phạt bằng tiền, Đồng Nai yêu cầu trong thời gian 360 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, Công ty Hà An phải hoàn trả phần vốn đã huy động sai.
Tập đoàn FLC bị phạt 92,5 triệu đồng

Tập đoàn FLC bị phạt 92,5 triệu đồng

Ngày 3/10, Thanh tra UBCKNN đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Tập đoàn FLC với số tiền 92,5 triệu đồng. 
Nam Long thế chấp loạt cổ phần, dự án cho hoạt động phát hành trái phiếu

Nam Long thế chấp loạt cổ phần, dự án cho hoạt động phát hành trái phiếu

Công ty CP Đầu tư Nam Long dùng 49ha đất Long An "làm tin" để phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu, bơm vốn làm dự án ở Cần Thơ. Trước đó, doanh nghiệp có hàng loạt giao dịch thế chấp tại ngân hàng OCB.
Một nhóm ngân hàng đã vô tình “tiếp tay” cho các công ty con của Tân Hoàng Minh “lừa đảo” người mua trái phiếu như thế nào?

Một nhóm ngân hàng đã vô tình “tiếp tay” cho các công ty con của Tân Hoàng Minh “lừa đảo” người mua trái phiếu như thế nào?

Theo bản kết luận điều tra vụ án, trong quá trình thực hiện việc phát hành trái phiếu, các Công ty Ngôi Sao Việt, Soelil, Cung Điện Mùa Đông đã ký các hợp đồng với VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long; SHB Trung tâm kinh doanh; Vietcombank Chi nhánh Thanh Xuân để cung cấp dịch vụ quản lý tài sản đảm bảo và dịch vụ quản lý tài khoản trái phiếu.
'Hệ sinh thái' Xuân Thiện Group: Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp năng lượng tái tạo thua lỗ thảm hại

"Hệ sinh thái" Xuân Thiện Group: Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp năng lượng tái tạo thua lỗ thảm hại

Xuân Thiện Group đang sở hữu 13 nhà máy thủy điện, 7 nhà máy điện mặt trời và một trung tâm thí nghiệm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp của ông Nguyễn Văn Thiện lỗ lên tới hàng tỷ đồng.
Tin bất động sản ngày 4/10: Đồng Nai xử phạt chủ đầu tư dự án Gem Sky World

Tin bất động sản ngày 4/10: Đồng Nai xử phạt chủ đầu tư dự án Gem Sky World

Khánh Hòa bổ sung hàng loạt dự án lớn vào kế hoạch sử dụng đất 2023; Bình Thuận "thúc" khởi công KCN Tân Đức vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng; Đà Nẵng lập đoàn kiểm tra về kiến nghị của doanh nghiệp về tiền thuê đất… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Thị trường trầm lắng, giá chung cư Hà Nội vẫn tăng phi mã 19 quý liên tiếp

Thị trường trầm lắng, giá chung cư Hà Nội vẫn tăng phi mã 19 quý liên tiếp

Theo khảo sát, hiện giá sơ cấp đạt 54 triệu VNĐ/m2, tăng trong 19 quý liên tiếp và cao hơn 77% so với quý 1/2019.
Thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận tình hình hoạt động chậm

Thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận tình hình hoạt động chậm

Tình hình hoạt động của thị trường bất động sản Hà Nội trong Quý 3 năm 2023 tương đối chậm với nhiều thách thức hiện hữu. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các nhà bán lẻ quốc tế, lượng du khách nội địa ổn định, các dự án FDI mới, cũng như những nỗ lực chủ động tháo gỡ những nút thắt của thị trường từ Chính phủ, đang hứa hẹn triển vọng phục hồi tích cực của thị trường.
Bất động sản Biz
Bất động sản Biz