SBS cho rằng dù sở hữu quỹ đất lớn nhưng khả năng triển khai dự án của CEO còn hạn chế do thiếu vốn đầu tư. Bên cạnh đó, thị giá CEO cũng đang bị thổi phồng quá mức bởi dòng tiền đầu cơ nên cổ phiếu CEO đang ở mức cực kỳ rủi ro (very dangerous – cực kì nguy hiểm).
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) vừa đưa ra khuyến nghị và khuyến cáo nhà đầu tư đối với cổ phiếu CEO. Theo SBS, thị giá CEO đã bị thổi phồng quá mức bởi dòng tiền đầu cơ và vượt xa mức định giá hợp lý (21,650 đồng/cp) trong kịch bản lạc quan của CTCK.
Theo báo cáo của SBS, CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group, Mã CK: CEO) sở hữu quỹ đất hơn 962 ha, chủ yếu tập trung vào phân khúc bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng tại các địa phương như Phú Quốc (304 ha), Quảng Ninh (383 ha), Hà Nội (44 ha),...
Trong dài hạn, SBS đánh giá tiềm năng tăng trưởng của mảng kinh doanh chuỗi bất động sản du lịch và resort hứa hẹn sẽ mang lại mảng lợi nhuận cho CEO khi ngành du lịch – hàng không bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế vào năm 2022 tới đây.
Tuy nhiên, SBS cho rằng dù sở hữu quỹ đất lớn nhưng khả năng triển khai dự án của CEO còn hạn chế do thiếu quy mô vốn đầu tư.
">CEO kinh doanh "bết bát", lợi nhuận liên tục ở mức âm. (Nguồn: SBS)
Tình hình kinh doanh quý 3/2021 và 9 tháng đầu năm của doanh nghiệp cũng kém khả quan với doanh thu hợp nhất quý 3/2021 giảm một nửa chỉ còn 124 tỷ. Quý 3/2021 cũng là quý thua lỗ thứ 4 liên tiếp của CEO Group. Trước đó, tập đoàn đã lỗ 27 tỷ đồng trong quý 4 năm 2020, 19 tỷ đồng trong quý 1 năm 2021 và 126,7 tỷ đồng trong quý 2 năm 2021.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của CEO đạt 406 tỷ, giảm 40,5%. Sau khi trừ các khoản chi phí, CEO lỗ 224 tỷ trong 9 tháng, gấp đôi mức lỗ cùng kỳ năm ngoái. Tập đoàn có đòn bẩy tài chính cao khi tính đến cuối tháng 9/2021, CEO chỉ có 50 tỷ đồng tiền mặt trong khi nợ ngắn hạn lên đến 2.066 tỷ đồng.
Kinh doanh bết bát khiến dòng tiền kinh doanh trong 9 tháng năm 2021 cũng chuyển từ dương 112 tỉ đồng sang âm hơn 144 tỉ đồng. Dòng tiền đầu tư tài chính cũng âm 81 tỉ đồng. Theo đó, dòng tiền thuần trong kỳ của CEO Group đang âm hơn 169 tỉ đồng, cùng kỳ năm ngoái cũng âm 31,7 tỉ đồng.
Đáng chú ý, vào tháng 4/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã đưa cổ phiếu CEO của CEO Group vào diện bị cảnh báo từ ngày 20/4/2021.
Nguyên nhân HNX đưa cổ phiếu CEO và diện cảnh báo là do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2020 trên báo cáo tài chính hợp nhất của CEO Group do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam ký báo cáo kiểm toán ngày 9.4.2021 là số âm 67 tỉ đồng, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2021 đã được kiểm toán vừa được công bố, trụ sở của công ty là toà tháp C.E.O cũng đã phải mang đi thế chấp cho khoản vay tại Ngân hàng BIDV (giá trị còn lại thời điểm 30/6/2021 gần 134,1 tỉ đồng).
Tổng thể dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City. Nguồn: CEO Group.
Đồng thời, CEO Group cũng đã thế chấp bất động sản đầu tư dự án Sonasea Condotel Phú Quốc Resort với giá trị còn lại tại ngày 30.6.2021 khoảng 566,2 tỉ đồng để đảm bảo cho khoản tiền vay ngân hàng. SBS nhận định, CEO là doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án tại những vị trí đắc địa trải dài khắp đất nước, do quy mô vốn còn hạn chế nên tiến độ triển khai các dự án vẫn bỏ ngỏ.
Trái ngược với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, thị giá của cổ phiếu CEO đã tăng gần 8 lần tính từ tháng 9 tới cuối năm 2021 và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Giá đóng cửa của CEO ngày 31/12/2021 là 70.900 đồng/cổ phiếu, và tiếp tục tăng mạnh lên 92.500 đồng/cổ phiếu chốt phiên ngày 7/1/2022, đưa vốn hóa thị trường của doanh nghiệp vượt 1 tỷ USD trước khi có nhịp chỉnh mạnh về giá sàn 83.300 đồng/cp phiên 10/1/2022.
Vì vậy, SBS đánh giá mức độ cực kỳ rủi ro (very dangerous – cực kì nguy hiểm) đối với cổ phiếu CEO khi thị giá cổ phiếu vượt quá giá trị thực của doanh nghiệp, bị thổi phồng bởi dòng tiền đầu cơ. Theo SBS, giá trị hợp lý của CEO ở mức 27.601 đồng/cổ phiếu.
Theo Hải Lan - Huy Tùng/PetroTimes
Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ceo-co-quy-dat-lon-nhung-thieu-von-dau-tu-gia-co-phieu-dang-o-nguong-rui-ro-638796.html
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một khoảng trống đầu tư mới trên thị trường. Khi dòng tiền đầu cơ rút lui, căn hộ để ở có thể trở về đúng giá trị thực, điều này tốt cho người có nhu cầu mua nhà để ở.
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro dài 40 km tại TP HCM; DIC dự thu hơn 1.100 tỷ đồng từ chuyển nhượng dự án ở tỉnh Ninh Bình mới... là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Thương phố Đại Lộ 120m² tại Vinhomes Wonder City thu hút nhà đầu tư nhờ mặt tiền 8m, gấp đôi nhà phố thông thường, tối ưu khai thác thương mại dài hạn....
Business Suite là mô hình sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư bởi mô hình bất động sản đa công năng này mang lại nhiều ưu thế về trải nghiệm sống, đặc biệt là tiềm năng đầu tư sinh lời cao.
Sự “thức tỉnh” của Đức Hòa không còn là một kỳ vọng trên giấy, mà đang dần hiện hữu từng ngày qua tốc độ hoàn thiện hạ tầng, sự thay đổi quy hoạch và làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư rõ nét. Trong dòng chảy đó, những dự án được quy hoạch tốt, sở hữu vị trí chiến lược như Imperia Grand Plaza Đức Hoà sẽ là tâm điểm đón sóng trên thị trường.
Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản sẽ có sự thay đổi đáng chú ý. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Quyết định số 872/QĐ‑BXD công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ....
Quảng Ninh phê duyệt khu đô thị sinh thái kết hợp công viên gần 4.200 tỷ đồng; TP Thủ Đức công bố 9 phân khu quy hoạch mới; Đồng Tháp chấp thuận chủ trương đầu tư Khu đô thị Mỹ Trà hơn 6.200 tỷ đồng; Huế đề xuất quy hoạch khu công nghiệp rộng 140 ha tại huyện A Lưới…là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Thị trường bất động sản phía Nam đang dần lấy lại nhịp sau giai đoạn trầm lắng, nhờ lực đẩy từ hạ tầng, quy hoạch, nhu cầu đầu tư phục hồi. Trong đó, Bình Dương là một trong những điểm sáng nổi bật nhờ vị trí chiến lược và nguồn cung cải thiện rõ rệt.