Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đưa vào hoạt động giúp giảm áp lực lưu lượng xe trên QL1A, rút ngắn thời gian từ các tỉnh miền Tây đi TP.HCM và ngược lại.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đưa vào hoạt động giúp giảm áp lực lưu lượng xe trên QL1A, rút ngắn thời gian từ các tỉnh miền Tây đi TP.HCM và ngược lại.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đưa vào hoạt động giúp giảm áp lực lưu lượng xe trên QL1A, rút ngắn thời gian từ các tỉnh miền Tây đi TP.HCM và ngược lại.
Ngày 27/4/, UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận tổ chức Lễ khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài toàn tuyến 51,1 km, bề rộng nền đường 17 m với 4 làn xe cơ giới. Điểm đầu dự án tại nút giao Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; điểm cuối ở nút giao với Quốc lộ 30 thuộc xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được đầu tư bằng hình thức PPP, do doanh nghiệp tư nhân đầu tư có sự tham gia vốn đối ứng của Nhà nước với tổng mức đầu tư là 12.668 tỷ đồng.
Theo đó, cao tốc đưa vào lưu thông 2 chiều trên tuyến chính không thu phí từ 07h30, ngày 30/4/2022, dự kiến trong 60 ngày với tốc độ tối thiểu 60km/h, tối đa 80km/h.
Đây là thời gian để Công ty triển khai các bước thử nghiệm vận hành, kiểm soát tải trọng, đánh giá các khâu kỹ thuật trước khi chính thức đưa vào thu phí hoàn vốn cho dự án.
Sau khi thông tuyến, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phối hơp cùng UBND tỉnh Tiền Giang giải quyết các tồn tại, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn giao thông; tổ chức đánh giá quá trình khai thác để hiệu chỉnh trước khi đi vao thu phí hoàn vốn cho dự án.
Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đất nước nói chung.
Dự án khởi công lần đầu từ tháng 11/2009, sau gần 10 năm đình trệ với 2 lần thay đổi nhà đầu tư, 3 lần thay đổi tổng mức đầu tư, 4 lần lùi thời hạn hoàn thành và đến hết năm 2018, dự án chỉ mới hoàn thành được hơn 10% tiến độ. Đến năm 2019, Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả được giao làm chủ đầu tư chính của dự án.
Ngay sau khi tiếp nhận, Tập đoàn Đèo Cả đã “nhập cuộc” với quyết tâm “Dự án chậm một ngày, thêm một ngày mắc nợ với nhân dân”, nhanh chóng thực hiện một loạt biện pháp để tái khởi động.
Tập đoàn Đèo Cả làm việc “3 xuyên”: “xuyên đêm, xuyên Tết, xuyên dịch”, vượt qua những khắc nghiệt của thời tiết, hạn, xâm nhập mặn, nguồn nguyên liệu khan hiếm… Như vậy, sau gần 3 năm tiếp nhận điều hành, Tập đoàn Đèo Cả đã nỗ lực đưa dự án cán mốc và khánh thành đúng tiến độ đã cam kết với Chính phủ.
Thanh Thảo/Theo Sở hữu trí tuệ
Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/cao-toc-trung-luong--my-thuan-thong-xe-sau-13-nam-thi-cong-d138993.html