Bất động sản Biz

Big4 ngân hàng sở hữu hơn 190.000 tỷ đồng tiền gửi của Kho bạc nhà nước

Thứ ba, 23/08/2022 | 08:11 Theo dõi BĐS Biz trên

Dòng tiền lớn trú ngụ, Big4 ngân hàng giảm bớt áp lực
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022, tính đến cuối quý 2/2022, tiền gửi của KBNN tại 4 Ngân hàng thương mại vốn Nhà nước Agribank, VietinBank, Vietcombank và BIDV (hay gọi là nhóm Big4) tăng đột biến so với đầu năm.

Cụ thể, tiền gửi của KBNN tại ngân hàng BIDV đạt gần 72.000 tỷ đồng, cao gấp 6 lần so với con số 11.800 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, số dư tiền gửi có kỳ hạn của KBNN tại BIDV vào cuối quý 2/2022 lên tới 70.000 tỷ, tăng 60.000 tỷ so với hồi đầu năm và số dư tiền gửi không kỳ hạn của KBNN hơn 1.977 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm.

Tương tự, số dư tiền gửi của KBNN tại Vietinbank tăng vọt từ 31.789 tỷ đồng hồi đầu năm lên 58.200 tỷ đồng, tương đương tăng đến 83%.

Đối với ngân hàng Vietcombank, tính đến cuối quý 2/2022, lượng tiền gửi có kỳ hạn của KBNN tại nhà băng này tăng vọt lên gần 59.076 tỷ đồng, cao gấp 7,6 lần so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn VND ghi nhận 57.787 tỷ đồng; tiền gửi không kỳ hạn bằng VND và bằng ngoại tệ lần lượt hơn 785 tỷ đồng, 503 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý 2/2022, số dư tiền gửi của KBNN tại ngân hàng Agribank tăng 19% so với đầu năm, từ gần 646 tỷ đồng lên hơn 766 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn bằng VND hơn 762 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC ngân hàng Agribank

Tính chung tại Big4 ngân hàng tổng nguồn tiền gửi của KBNN tại thời điểm cuối quý 2/2022 lên tới 190.020 tỷ đồng, tăng hơn 138.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Với nguồn tiền gửi dồi dào từ KBNN, nhóm Big4 ngân hàng sẽ không chịu nhiều áp lực huy động tiền gửi từ khách hàng và hạn chế đà tăng của chi phí vốn.

Theo SSI Research, lượng tiền gửi có kỳ hạn của KBNN tại BIDV đã tăng 33.000 tỷ đồng (tương đương tăng 90%) trong quý 2I/2022, còn tiền gửi của khách hàng chỉ tăng 10.000 tỷ đồng (tương đương tăng 0,7%). Sự thay đổi tạm thời trong cơ cấu nguồn vốn này đã giúp chi phí huy động vốn bình quân của BIDV giảm 0,04 điểm % so với quý trước (và giảm 0,15 điểm so với quý IV/2021) xuống còn 3,32%.

Còn với Vietcombank, tiền gửi của KBNN đã tăng 25.000 tỷ đồng trong quý 2/2022, đạt 59.000 tỷ đồng vào cuối tháng 6. Con số này tương đương với khoảng 4,9% tổng tiền gửi khách hàng. Do vậy, ngân hàng không phải chịu nhiều áp lực huy động tiền gửi khách hàng trong giai đoạn này. Theo đó, tổng tiền gửi tại Vietcombank chỉ tăng 12.000 tỷ đồng (tăng 1% so với quý trước), đạt 1,2 triệu tỷ đồng vào cuối quý II/2022.

‘’Điều này giúp Vietcombank kiềm chế được đà tăng của chi phí huy động bình quân (chỉ tăng 0,11% so với quý trước), mặc dù mặt bằng lãi suất huy động tăng và CASA giảm (-0,9 điểm % xuống 41,4%)’’, SSI Research cho hay.

Thực tế, lợi thế về chi phí vốn đã góp phần giúp lợi nhuận nhóm ngân hàng quốc doanh tăng trưởng vượt trội so với mặt bằng chung toàn ngành trong quý 2/2022

Vì sao tiền gửi của KBNN tại nhóm Big4 ngân hàng không đồng đều?
KBNN luôn phải duy trì một lượng tiền lớn để phục vụ hoạt động chi tiêu của Ngân sách Nhà nước. Do đó, dòng tiền này thường xuyên biến động và phụ thuộc nhiều vào tốc độ giải ngân vốn đầu tư công.

Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT, 7 tháng đầu năm 2022, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Điều này đồng nghĩa một lượng tiền lớn dùng cho hoạt động chi tiêu công không được sử dụng đến trong nửa đầu năm..

Từ cuối năm 2019, các ngân hàng sẽ phải đấu thầu công khai để được nhận tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc. Bên cạnh đó, tiền gửi không kỳ hạn của KBNN sẽ được kết chuyển về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thay vì để qua đêm tại ngân hàng thương mại như trước đây.

Tuy nhiên, ngay cả khi đấu thầu công khai, cơ hội vẫn nghiêng nhiều về các ngân hàng quốc doanh. Theo quy định Thông tư 64/2019 do Bộ Tài chính, để được KBNN chọn gửi tiền, trước tiên, các ngân hàng phải có tên trong danh sách "nhà băng có mức độ an toàn cao" do Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho Bộ Tài chính. Sau đó, từ danh sách này, KBNN sẽ đánh giá một lần nữa nhưng dựa trên 4 tiêu chí do Bộ Tài chính quy định. Qua hai vòng đánh giá này, các ngân hàng sẽ tham gia chào thầu: ai trả lãi cao, ngân hàng đó được ưu tiên.

Theo tìm hiểu, 4 tiêu chí do Bộ Tài chính quy định gồm: quy mô tổng tài sản; tổng vốn chủ sở hữu; nợ xấu so với dư nợ tín dụng; kết quả hoạt động kinh doanh (lãi sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân) và được tính theo trọng số. Tuy nhiên, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tới 80% trọng số đánh giá. Vì vậy, với bộ tiêu chí này, hầu như chỉ có nhóm Big4 ngân hàng có vốn nhà nước có thể đáp ứng được yêu cầu nhờ cách biệt lớn với nhóm cổ phần về quy mô tài sản và vốn.

Tuy nhiên, lượng tiền gửi của KBNN tại nhóm Big4 lại không đồng đều nhau. Trong đó, ngân hàng BIDV ghi nhận mức cao nhất, tiếp đến là Vietcombank rồi đến Vietinbank, thấp nhất là ngân hàng Agribank.

Theo 4 tiêu chí phía trên, Agribank là ngân hàng có tổng tài sản thấp nhất (1,77 triệu tỷ đồng), vốn chủ sở hữu tại nhà băng này cũng thấp nhất (85.751 tỷ đồng).

Đáng nói, tính đến cuối quý 2/2022, ngân hàng Agribank có số dư nợ xấu cao nhất hệ thống với gần 30.000 tỷ đồng, tăng hơn 22% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm đến 64,6% nợ xấu với 19.375 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng tăng từ 1,87% vào cuối năm ngoái lên 2,16% khi kết thúc nửa đầu năm.

Theo Hà Phương/Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/big4-ngan-hang-so-huu-hon-190000-ty-dong-tien-gui-cua-kho-bac-nha-nuoc-d148015.html

Từ khóa: big4 ngân hàng
VEFAC lãi đậm 15.000 tỷ đồng trong quý I/2025, cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 435%

VEFAC lãi đậm 15.000 tỷ đồng trong quý I/2025, cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 435%

VEFAC đề xuất chia cổ tức tiền mặt “khủng” hơn 7.200 tỷ đồng, sau quý kinh doanh đầu năm 2025 tăng trưởng bùng nổ với lợi nhuận gấp hơn 160 lần cùng kỳ.
Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Mua nhà nên chọn vay ở ngân hàng nào?

Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Mua nhà nên chọn vay ở ngân hàng nào?

LPBank là một trong những ngân hàng có chính sách vay mua nhà hấp dẫn hiện nay. Đến hết tháng 12/2025, ngân hàng này áp dụng mức lãi suất khởi điểm từ 3,88%/năm, với thời gian vay tối đa lên đến 35 năm.
Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?

Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong quý I/2025, CenLand vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.
Cổ phiếu Vinpearl gây sóng lớn trên sàn HoSE, tài sản  tỷ phú Phạm Nhật Vượng bùng nổ kỷ lục

Cổ phiếu Vinpearl gây sóng lớn trên sàn HoSE, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng bùng nổ kỷ lục

Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, đã đạt mức kỷ lục mới sau khi Vinpearl chính thức tái niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Ái nữ Chủ tịch Hoàng Quân mạnh tay mua 25 triệu cổ phiếu, HQC muốn làm 5.000 căn NOXH ngay trong năm 2025

Ái nữ Chủ tịch Hoàng Quân mạnh tay mua 25 triệu cổ phiếu, HQC muốn làm 5.000 căn NOXH ngay trong năm 2025

Cùng với mục tiêu hoàn thành 5.000 căn NOXH trong năm 2025, động thái mua vào lượng lớn cổ phiếu ngay trước thềm đại hội của ái nữ Chủ tịch Hoàng Quân đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư.
Mở thẻ tín dụng BAC A BANK là có quà - miễn phí thường niên, hoàn tiền ngập ví

Mở thẻ tín dụng BAC A BANK là có quà - miễn phí thường niên, hoàn tiền ngập ví

Cùng BAC A BANK khám phá cách sử dụng thẻ tín dụng tối ưu để biến mọi giao dịch chi tiêu thành cơ hội nhận Combo hoàn tiền & miễn phí thường niên 02 năm đầu tiên.
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK

Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Một ngân hàng chi gần 20.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt trong 3 năm

Một ngân hàng chi gần 20.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt trong 3 năm

Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
Bất động sản Biz