Tính đến 30/6/2023, Đức Long Gia Lai ghi nhận nợ phải trả gần 4.569 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính ghi nhận hơn 2.946 tỷ đồng, chiếm tới 64% nợ phải trả.
Tính đến 30/6/2023, Đức Long Gia Lai ghi nhận nợ phải trả gần 4.569 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính ghi nhận hơn 2.946 tỷ đồng, chiếm tới 64% nợ phải trả.
Cuối tháng 7/2023, Công ty Cổ phần Lilama 45.3 (Quảng Ngãi) đã bất ngờ gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã: DLG). Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã thụ lý đơn và đã gửi thông báo tới Đức Long Gia Lai và yêu cầu trong 30 ngày phải gửi cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của doanh nghiệp đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản và các tài liệu kèm theo.
Ngoài ra, trong 15 ngày, Đức Long Gia Lai phải xuất trình các giấy tờ gồm: Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất; bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục công ty mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán; bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của công ty; danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ; giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thành lập công ty; kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại.
Trước thông tin bị Công ty Cổ phần Lilama 45.3 yêu cầu mở thủ tục phá sản, Đức Long Gia Lai đã công bố văn bản Công bố thông tin bất thường vào ngày 1/9/2023.
Theo đó, doanh nghiệp này giải trình về những vấn đề khó khăn gặp phải như ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ năm 2020 - 2023, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng... Đồng thời DLG cũng cho rằng, công ty không bị mất khả năng thanh toán và có tổng tài sản gần 6.000 tỷ đồng, nguồn tài chính đủ khả năng trả nợ cho các đối tác, khách hàng, ngân hàng từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công nợ phải thu từ các đối tác.
Trong khi đó thì khoản nợ của Lilama 45.3 là rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đến 0,3% tổng tài sản của công ty (khoảng 20 tỷ đồng), hoàn toàn nằm trong khả năng thanh toán của công ty, do đó công ty không thuộc đối tượng phải áp dụng Luật Phá sản.
Theo BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2023, tính đến 30/6/2023, tổng tài sản của công ty gần 5.702 tỷ đồng, trong đó phần lớn nằm ở tài sản cố định ghi nhận 2.509 tỷ; các khoản phải thu ngắn và dài hạn hơn 2.348 tỷ đồng và chủ yếu là phải thu từ cho vay. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng trích lập dự phòng gần 1.363 tỷ đồng nợ phải thu ngắn hạn khó đòi.
Tại ngày 30/6, lượng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng ngắn hạn 211 tỷ đồng. Trong khi đó, công ty đi vay 2.945 tỷ đồng, chiếm 64% tổng nợ phải trả. Chi phí lãi vay phải trả trong nửa đầu năm là hơn 181 tỷ.
Tính đến 30/6/2023, Đức Long Gia Lai ghi nhận nợ phải trả gần 4.569 tỷ đồng, trong đó nợ vay tài chính ghi nhận hơn 2.946 tỷ đồng, chiếm tới 64% nợ phải trả (nợ vay tài chính ngắn hạn gần 1.172 tỷ đồng và nợ vay tài chính dài hạn gần 1.775 tỷ đồng).
Cụ thể, trong số 1.172 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tại Đức Long Gia Lai thì có tới hơn 1.030 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức khác; vay dài hạn đến hạn trả gần 140 tỷ đồng… Đáng chú ý, doanh nghiệp này vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn quá hạn chưa thanh toán với số tiền lên tới hơn 1.035 tỷ đồng.
Hiện doanh nghiệp này đang nợ ngắn hạn nhiều nhất tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Lai với tổng số tiền 747 tỷ đồng, bao gồm cả hợp đồng tín dụng và hợp đồng đặt mua trái phiếu. Ngoài ra, Đức Long Gia Lai còn nợ Vietinbank chi nhánh Gia lai hơn 22 tỷ đồng và Sacombank hơn 233 tỷ đồng, nợ CTCP Đầu tư phát triển địa ốc Gia Long hơn 6 tỷ...
Đặc biệt, Đức Long Gia Lai ghi nhận khoản nợ phải trả người bán ngắn hạn lên tới 280,5 tỷ đồng, gồm nợ Chi nhánh sông Đà 901 - CTCP sông Đà 9 gần 51 tỷ đồng, nợ CTCP Lilama 45.3 hơn 31 tỷ đồng, nợ Zhejiang Fuchunjiang Equipment Co.,Ltd hơn 21 tỷ đồng, nợ các người bán khác hơn 174 tỷ đồng
Đáng nói, Đức Long Gia Lai đang nợ quá hạn chưa thanh toán với số tiền lên tới hơn 195,2 tỷ đồng.
Về khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn, tính đến 30/6/2023 Đức Long Gia Lai còn vay tại BIDV chi nhanh Gia Lai hơn 1.436 tỷ đồng và vay hơn 478 tỷ đồng tại Vietinbank chi nhánh Gia Lai. Vì là khoản nợ dài hạn nên doanh nghiệp không có khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn quá hạn chưa thanh toán.
Thực tế, các ngân hàng cũng đang ráo riết siết nợ, rao bán các dự án của Đức Long Gia Lai để thu hồi nợ xấu.
Theo báo cáo soát xét báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2023, Đức Long Gia Lai ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 49 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm trước báo lỗ gần 349 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế DLG ghi nhận trong kỳ đạt 43,6 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí liên quan và thuế thu nhập hiện hành, Đức Long Gia Lai đưa về 34,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 395,7 tỷ đồng so với con số lỗ cùng kỳ năm ngoái 361 tỷ đồng.
Như vậy, doanh nghiệp này đã thoát lỗ khủng trong 6 tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên, sau nửa đầu năm, DLG mới chỉ đạt được 30,6% kế hoạch doanh thu và 34,4% kế hoạch lợi nhuận.
Lỗ 2.120 tỷ sau 4 năm, Đức Long Gia Lai lên kế hoạch lãi 530 tỷ trong 3 năm tới
Năm 2023, ban lãnh đạo DLG đặt mục tiêu doanh thu 1.800 tỷ - tăng 34% YoY và lãi sau thuế 100 tỷ đồng - cải thiện so với mức lỗ gần 1.200 tỷ của năm 2022.
Các chỉ tiêu này cho năm 2024 - 2025 lần lượt tăng lên mức 2.000 tỷ và 2.500 tỷ đồng doanh thu, 180 tỷ và 250 tỷ lợi nhuận.
Trước đó trong năm 2022, Đức Long Gia Lai báo lỗ tới gần 1.200 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc chưa thể thu hồi các khoản nợ phải thu theo kế hoạch dẫn đến trích lập dự phòng tăng đột biến.
Bên cạnh đó, công ty còn nhận ý kiến ngoại trừ từ đơn vị kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm 2022 qua đó khiến cổ phiếu DLG sẽ bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 13/4/2023.
Trước đó trong các năm 2019, 2020, DLG cũng đã báo lõ lần lượt hơn 7 tỷ đồng và 930 tỷ đồng có khi lãi trở lại mức 12 tỷ năm 2021. Tính chung trong 4 năm gần nhất, công ty lỗ tới 2.123 tỷ đồng. Lỗ lũy kế đến cuối năm 2022 ở mức 2.070 tỷ; vốn chủ sở hữu còn 1.109 tỷ đồng.
Huy Tùng - Lê Nguyễn