Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính đến ngày 31/8/2022, nhóm bất động sản phát hành hơn 47.060 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 21,3%. Trong đó, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova phát hành nhiều nhất (9.857 tỷ đồng), xếp sau là CTCP Đầu tư và Phát triển Eagle Side (3.930 tỷ đồng).
Theo VBMA tổng hợp từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 5/9/2022, có 26 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và 1 đợt phát hành ra công chúng với tổng giá trị 14.230 tỷ đồng.
Theo đó, nhóm ngân hàng thương mại đứng đầu về giá trị phát hành với giá trị là 11.730 tỷ đồng. Nhóm các doanh nghiệp bất động sản đứng thứ hai, phát hành 1.800 tỷ đồng. Trong đó, chỉ có 2 đợt phát hành từ CTCP Fuji Nutri Food và CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền.
Doanh nghiệp BĐS phát hành hơn 47.000 tỷ đồng trái phiếu/Ảnh minh họa
Nhóm ngành bất động sản cho thấy diễn biến tích cực trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi giá trị phát hành tăng gấp 8,57 lần so với tháng trước đó.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2022, có tổng cộng 2 đợt phát hành ra quốc tế của CTCP Tập đoàn VinGroup trị giá 625 triệu USD, 18 đợt phát hành ra công chúng với giá trị 9.296 tỷ đồng (chiếm 4% tổng giá trị phát hành) và 344 đợt phát hành riêng lẻ trị giá xấp xỉ 211.300 tỷ đồng (chiếm 96% tổng giá trị phát hành). Giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm 40% so với cùng kỳ năm trước.
Kế hoạch phát hành sắp tới, có CTCP Tập đoàn Đất Xanh. Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Đất Xanh đã phê duyệt phương án phát trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế với tổng giá trị phát hành tối đa 300 triệu USD.
Nhóm Ngân hàng đang dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng giá trị đạt gần 119.633 tỷ đồng, tương đương 54,2% tổng giá trị phát hành. Kỳ hạn từ 1 đến 3 năm chiếm phần lớn giá trị phát hành trong nhóm này với 91,998 tỷ đồng, chiếm 76,9%.
Nhóm bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với 47.060 tỷ đồng, chiếm 21,3%. Trong đó, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova phát hành nhiều nhất (9.857 tỷ đồng), xếp sau là CTCP Đầu tư và Phát triển Eagle Side (3.930 tỷ đồng). Lãi suất phát hành trung bình của nhóm này là gần 10,2%/năm.
Theo các chuyên gia, tiếp tục phát hành trái phiếu là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp bất động sản tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ trái phiếu. TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn - Chính sách Tiền tệ Quốc gia, cho biết từ nay đến cuối năm sẽ có khoảng 540.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn.
Thời gian gần đây các doanh nghiệp địa ốc đang cố gắng xoay xở để thanh toán các lô trái phiếu sắp đáo hạn. Đây có lẽ là giải pháp tạm thời có thể thỏa mãn nhu cầu của cả nhà phát hành lẫn nhà đầu tư.
Trong 8 tháng đầu năm nay, nhóm ngành bất động sản phát hành 47.060 tỷ đồng trái phiếu; trong đó, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) phát hành nhiều nhất (9.857 tỷ đồng), xếp sau là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Eagle Side (3.930 tỷ đồng).
Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities) gần đây đã tiếp nhận nhiều thông tin từ các nhà đầu tư về việc mặc dù đến hạn thanh toán nhưng vẫn chưa nhận được khoản thanh toán tiền gốc và lãi trái phiếu mã VVCCH2122001 do Công ty cổ phần Việt Vương phát hành.
BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND, cấm Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 4 năm.
Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn?
Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.