Bất động sản Biz

Vinaconex lọt TOP phát hành trái phiếu nhiều nhất năm 2021, đòn bẩy nợ cao khiến doanh nghiệp 'còng lưng' trả lãi

Thứ tư, 08/06/2022 | 08:23 Theo dõi BĐS Biz trên

Trong khoảng 2 năm qua, nợ vay tại Vinaconex liên tiếp leo thang, đặc biệt tăng mạnh các khoản vay từ phát hành trái phiếu khiến doanh nghiệp phải “còng lưng” gánh lãi. Theo đó, chi phí lãi vay tại Vinaconex tăng tới 96% lên hơn 500 tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2022 tiếp tục tăng gấp gần 4 lần cùng kỳ, ghi nhận gần 193 tỷ đồng.

Phối cảnh dự án Cát Bà Amatina.

Vinaconex vay 4.700 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2021

Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 và quý 1/2022. Theo đó, trong năm qua mức phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt kỷ lục 639.766 tỷ đồng, tăng gần 39% so với năm 2020. Đối với khối lượng phát hành của các nhóm ngành, nhiều năm gần đây, nhóm doanh nghiệp bất động sản thường xuyên “so kè” thứ hạng nhất nhì với nhóm ngân hàng trong phát hành trái phiếu với giá trị “khủng”. Riêng năm 2021, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp của nhóm công ty bất động sản phát hành lên tới hơn 212.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tính riêng tổng khối lượng trái phiếu phát hành của top 20 doanh nghiệp bất động sản có lượng phát hành trái phiếu nhiều nhất đạt trên 100.054 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành.

Trong đó, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) được gọi tên với tổng số tiền huy động qua phát hành trái phiếu trong năm 2021 là 4.700 tỷ đồng.

Cụ thể, ngày 15/6/2021, Vinaconex đã phát hành 10 lô trái phiếu và huy động thành công 2.200 tỷ đồng, kỳ hạn từ 30 - 84 tháng. Trái phiếu chào bán đợt này là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm. Lãi suất áp dụng cho năm đầu tiên chỉ là 8,5%/năm; các năm tiếp theo lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 3%/năm.

10 lô trái phiếu phát hành ngày 15/6/2021 của Vinaconex huy động thành công 2.200 tỷ đồng.

Đơn vị tham gia thu xếp phát hành là CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPBS) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, TPB).

Toàn bộ số tiền huy động được Vinaconex sẽ dùng để tham gia hợp tác đầu tư cùng CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC, VCR), phát triển phân khu cao tầng và các hạng mục hạ tầng của dự án Cát Bà Amatina.

Đến ngày 25/6/2021, doanh nghiệp tiếp tục phát hành hành 2,5 triệu trái phiếu, tương ứng vốn huy động 2.500 tỷ đồng, trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào 25/6/2024

Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo là cổ phiếu VCG thuộc sở hữu bên thứ ba và tài sản khác của công ty hoặc bên thứ ba. Lãi suất áp cho kỳ đầu tiên là 10,5%/năm và các kỳ tiếp theo bằng lãi tham chiếu + 4,93%/năm nhưng không thấp hơn 10,5%/năm trong mọi trường hợp.

Kết quả phát hành cho thấy một nhà đầu tư đã mua toàn bộ lô trái phiếu trên và đây là một tổ chức tín dụng trong nước. Vinaconex cho biết số tiền huy động từ đợt phát hành này sẽ dùng cho việc bổ sung vốn cho hoạt động xây lắp của công ty và tăng quy mô vốn hoạt động cho hai công ty con là Vinaconex Invest và Vinaconex CM.

Thông tin lô trái phiếu 2.500 tỷ đồng của Vinaconex.

Vinaconex có “hồi sinh” được dự án Cát Bà Amatina?

Trong tổng số tiền huy động thành công, Vinaconex công bố sẽ sử dụng 2.200 tỷ đồng để phát triển dự án Cát Bà Amatina (dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà) đã “đắp chiều” gần 10 năm. Dự án này có quy mô hơn 172 ha, tọa lạc tại thị trấn Cát Bà và xã Trân Châu, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng. Theo quy hoạch, Cát Bà Amatina có 7 khu resort với khoảng 800 biệt thự, hai bến du thuyền, một bến tàu du lịch, trung tâm hội nghị quốc tế, khu thương mại dịch vụ quốc tế, khu thể dục thể thao, các dịch vụ giải trí đa chức năng, 6 khách sạn 5 sao và 1 khách sạn 4 sao.

Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2009, thời điểm đó, chủ đầu tư đã tung một số sản phẩm ra thị trường. Sau đó công bố 95% biệt thự khu Tùng Thu và Bazzar Avenue đã có chủ. Tuy nhiên, sau đó dự án bị đình trệ, nguyên nhân được cho là chủ đầu tư thiếu tập trung, sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn, cộng với đúng lúc thị trường bất động sản đóng băng… ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Vinaconex ITC.

Sau nhiều năm đình trệ, tháng 3/2017 UBND huyện Cát Hải, TP Hải Phòng bất ngờ có Thông báo đề nghị Vinaconex ITC tạm dừng triển khai Dự án Cát Bà Amatina. Đến tháng 10/2017, UBND TP Hải Phòng ra Quyết định thu hồi đất do Vinaconex ITC đang quản lý tại dự án này để giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý.

Sau đó tháng 4/2018, Vinaconex ITC đã có văn bản khiếu nại và đề nghị Thành phố Hải Phòng xem xét hủy bỏ quyết định thu hồi phần lớn diện tích đất tại dự án nói trên.

Đến cuối tháng 9/2020, sau khi được lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng đồng ý chủ trương trả lại dự án, Vinaconex ITC đã vay gần 2.500 tỷ từ ngân hàng Sacombank để hồi sinh "siêu dự án" Cát Bà Amatina sau gần 1 thập kỷ bất động. Cuối tháng 11/2020 Vinaconex chính thức làm lễ động thổ tái khởi động dự án.

Cát Bà Amatina được xem là dự án trọng điểm do Vinaconex-ITC trực tiếp đầu tư. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 10.941 tỷ đồng. Tuy nhiên, không chỉ chậm trễ hàng chục năm, chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina còn vi phạm nghĩa vụ tài chính do không nộp tiền sử dụng đất trong thời gian dài.
Cụ thể, theo Quyết định số 22/QĐ-CCT ngày 16/03/2017 của Chi cục Thuế huyện Cát Hải về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Vinaconex ITC, doanh nghiệp này nợ tiền thuế, tiền chậm nộp quá thời hạn quy định. Vinaconex ITC bị cưỡng chế số tiền 258,5 tỷ đồng.

Đến năm 2019, Chi cục Thuế huyện Cát Hải tiếp tục có Thông báo số 51/TB-CCT ngày 9/1/2019 về việc Vinaconex ITC vẫn còn nợ số tiền sử dụng đất của dự án lên đến 284,11 tỷ đồng (bao gồm cả tiền gốc và phạt chậm nộp).

Tuy nhiên, tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra vào ngày 7/3/2019, Ban lãnh đạo Vinaconex ITC thừa nhận công ty không có nguồn vốn để nộp ngay tiền sử dụng đất này và điều này. Bởi số tiền sử dụng đất có thể nói là quá lớn so với quy mô doanh nghiệp.

Sau đó, cũng trong năm 2019 Vinaconex - ITC đã huy động 300 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu, đồng thời, Công ty cũng vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng thêm gần 145 tỷ đồng. Số tiền này được dùng để nộp tiền sử dụng đất.

Đến tháng 10/2020, Vinaconex ITC đã công bố phương án phát hành 144 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cp cho các nhà đầu tư chiến lược, nhằm tăng vốn lên 1.800 tỷ đồng, gấp 5 lần mức vốn điều lệ của doanh nghiệp trước đó. Với số tiền thu về 1.440 tỷ đồng, đơn vị này cho biết sẽ dùng để bổ sung vào dự án Khu đô thị Cái Giá, Cát Bà, TP Hải Phòng.

Vinaconex ITC bị cưỡng chế thuế do nợ thuế, không nộp tiền sử dụng đất trong thời gian dài tại dự án Cát Bà Amatina.

Được biết, tại ngày 31/3/2022, Vinaconex đã hoàn tất việc mua 57,82 triệu cổ phiếu tại CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC – Mã CK: VCR), qua đó chính thức trở lại làm công ty mẹ của VCR với tỉ lệ sở hữu 51% vốn điều lệ. Điều này cũng thể hiện quyết tâm của doanh nghiệp trong việc “hồi sinh” dự án Cát Bà Amatina sau gần 10 năm bất động.

Theo thông tin mới nhất từ Vinaconex, dự án đang được đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, các công trình tiện ích và triển khai đồng bộ các hạng mục tại dự án. Sản lượng đầu tư 2022 tại Cát Bà - Amatina dự kiến đạt khoảng 2.000 tỷ đồng.

Đòn bẩy nợ cao, Vinaconex “còng lưng” gánh lãi

Về tình hình kinh doanh, quý 1/2022, Vinaconex đạt 1.333 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 736 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, doanh nghiệp đạt lợi nhuận trước thuế 787 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 40% và 74% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vinaconex đạt 780 tỷ đồng, tăng 126% so với quý 1/2021.

Tuy lợi nhuận quý 1/2022 tăng mạnh, song dòng tiền kinh doanh tại Vinaconex lại âm hơn 2.445 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2021 âm hơn 1.512 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do tăng các khoản phải trả, chi phí lãi vay và hàng tồn kho tăng. Đồng thời, dòng tiền thuần hoạt động đầu tư của trong kỳ cũng âm hơn 1.408 tỷ đồng. Tổng cộng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư 3 tháng đầu năm 2022 tại Vinaconex âm gần 3.854 tỷ đồng.

Dòng tiền âm khiến doanh nghiệp phải tăng cường vay nợ. Do đó, 3 tháng đầu năm 2022, tiền thu từ đi vay của Vinaconex là 4.605 tỷ đồng.

Dòng tiền kinh doanh của VCG ghi nhận âm nặng trong nhiều quý.

Đáng nói, tình trạng này đã diễn ra từ năm 2021 khi nợ phải trả của doanh nghiệp trong năm qua tăng đến 90% lên 23.554 tỷ đồng, cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay tại Vinaconex có biến động lớn.

Cụ thể, dư nợ vay ngắn hạn tính đến cuối năm 2021 hơn 5.027 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với đầu năm; dư nợ vay dài hạn đạt gần 6.649 tỷ đồng, gấp 3 lần so với đầu năm, chủ yếu do Vinaconex tăng cường phát hành trái phiếu, tăng từ 693 tỷ đồng hồi đầu năm 2021 lên gần 5.379 tỷ đồng tính đến 31/12/2021.

Chính vì tăng cường hoạt động vay nợ, trong năm 2021, chi phí lãi vay tại Vinaconex tăng tới 96% lên hơn 500 tỷ đồng.

Cụ thể, dư nợ vay ngắn hạn tính đến cuối năm 2021 hơn 5.027 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với đầu năm; dư nợ vay dài hạn đạt gần 6.649 tỷ đồng, gấp 3 lần so với đầu năm, chủ yếu do Vinaconex tăng cường phát hành trái phiếu, tăng từ 693 tỷ đồng hồi đầu năm 2021 lên gần 5.379 tỷ đồng tính đến 31/12/2021.

Đến cuối quý 1/2022, tổng tài sản tại Vinaconex giảm nhẹ so với đầu năm, ghi nhận 30.629 tỷ đồng. Tuy nhiên, có đến 70% tài sản của doanh nghiệp là nợ với 21.480 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn hơn 5.518 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm và hơn 8.832 tỷ đồng nợ vay dài hạn, tăng tới 33% so với đầu năm (nợ vay dài hạn chủ yếu do phát hành trái phiếu).

Nợ vay tại VCG tăng mạnh, chủ yếu do phát hành trái phiếu.

Tổng dư nợ vay ghi nhận hơn 14.350 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp chỉ ở mức 9.149 tỷ đồng. Các con số trên cho thấy Vianconex đang sử dụng đòn bẩy nợ khá cao, hầu hết tài sản của doanh nghiệp này được tài trợ bởi nợ.

Nợ vay liên tiếp leo thang khiến Vinaconex phải “còng lưng” gánh lãi, chi phí lãi vay của doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2022 tiếp tục tăng gấp gần 4 lần cùng kỳ, ghi nhận gần 193 tỷ đồng.

Chi phí lãi vay của VCG trong 3 tháng đầu năm 2022 tiếp tục tăng gấp gần 4 lần cùng kỳ, ghi nhận gần 193 tỷ đồng.


Thực tế, với quy mô tổng tài sản hơn 30.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ vỏn vẹn hơn 9.000 tỷ đồng và nợ phải trả hơn 21.000 tỷ đồng, các dấu hiệu trên chưa phải là vấn đề nghiêm trọng đối với Vinaconex nếu cải thiện sớm tình hình dòng tiền, sức khỏe tài chính.

Tuy nhiên, đây cũng không phải là bài toán dễ dàng khi dòng tiền tại VCG ghi nhận nhiều quý âm nặng. Nếu không xử lý kịp thời, Vinaconex có thể sẽ sớm phát sinh các vấn đề nghiêm trọng hơn…

Theo Bình Nguyên/Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/vinaconex-lot-top-phat-hanh-trai-phieu-nhieu-nhat-nam-2021-don-bay-no-cao-khien-doanh-nghiep-cong-lung-tra-lai-d143405.html

Từ khóa: Vinaconex
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?

Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?

Tính đến ngày 8/4/2024 đã có 5 pháp nhân trong hệ sinh thái Xuân Thiện là Tập đoàn Xuân Thiện, Xuân Thiện Đắk Lắk, CTCP Ea Súp 3, CTCP Ea Súp 1 và CTCP Xuân Thiện Yên Bái công bố tình hình tài chính năm 2023 với kết quả kinh doanh ảm đạm.
Novaland nhận 'tin vui kép' cổ phiếu NVL cấp margin trở lại, 25 trái chủ đồng ý đổi khoản nợ 7.000 tỷ đồng lấy cổ phiếu

Novaland nhận 'tin vui kép' cổ phiếu NVL cấp margin trở lại, 25 trái chủ đồng ý đổi khoản nợ 7.000 tỷ đồng lấy cổ phiếu

Novaland vừa có thông báo về kết quả việc triển khai thỏa thuận dàn xếp để tái cấu trúc khoản nợ trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu đô la Mỹ thành cổ phần phổ thông của Doanh nghiệp. Theo đó, 25 trái chủ đồng ý đổi khoản nợ 284 triệu đô la để lấy cổ phiếu Novaland. Cùng thời điểm, cổ phiếu được cấp margin trở lại.
Tập đoàn Đèo Cả: Lợi nhuận trăm tỷ nhưng nợ vay đã vượt 21.000 tỷ, triển khai loạt kế hoạch khủng

Tập đoàn Đèo Cả: Lợi nhuận trăm tỷ nhưng nợ vay đã vượt 21.000 tỷ, triển khai loạt kế hoạch khủng

Năm 2024, CTCP Tập đoàn Đèo Cả sẽ tiến hành hàng loạt kế hoạch lớn với số vốn khủng. Trong khi đó, doanh nghiệp này đang vay nợ hơn 21.000 tỷ, chiếm 46% nguồn vốn.
Một 'ông trùm bất động sản' đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.900 tỷ đồng trong năm 2024 trước trong bối cảnh thị trưỡng 'bão giá'

Một 'ông trùm bất động sản' đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.900 tỷ đồng trong năm 2024 trước trong bối cảnh thị trưỡng 'bão giá'

Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đáng chú ý, ông trùm bất động sản...
DIC Corp đặt kế hoạch doanh thu 2.300 tỷ đồng trong năm 2024 và tăng vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng

DIC Corp đặt kế hoạch doanh thu 2.300 tỷ đồng trong năm 2024 và tăng vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG : HoSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024...
Bất động sản Biz