Bất động sản Biz

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nói gì trước lời 'kêu cứu' của cổ đông HAGL?

Thứ năm, 17/02/2022 | 07:00 Theo dõi BĐS Biz trên
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đã nắm bắt được thông tin liên quan đến cổ phiếu HAG và đang trong quá trình xử lý.

Trước đó, trong đơn gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (CO3 – Bộ Công an), Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), các cổ đông HAGL “đề nghị vào cuộc làm rõ, có hay không sự tung tin sai sự thật phá hoại cổ phiếu HAG, hủy hoại sự minh bạch của thị trường chứng khoán và trả lời rõ cho cổ đông căn cứ vào đâu để huỷ niêm yết HAG”.

Thông tin xem xét hủy niêm yết cổ phiếu HAG đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các cổ đông gắn bó với HAGL.

Theo cổ đông, việc tung thông tin HAG lại đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết đã và đang gây thiệt hại rất lớn cho các cổ đông bởi giá cổ phiếu tiếp tục giảm sâu.

Trước đó, thông tin huỷ niêm yết cổ phiếu HAG dựa vào vì doanh nghiệp này lỗ 3 năm liên tiếp (2017, 2018, 2019).

Cổ đông HAGL cho rằng, không có căn cứ hủy HAG trên sàn HoSE vì Nghị định 155/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/12/2020 hướng dẫn Luật Chứng khoán, tại Điều 120 khoản 1, điểm e, thì không có quy định hồi tố lỗ.

Đồng thời, nhóm cổ đông HAG khẳng định năm 2019 HAGL báo lãi, không hề có chuyện 3 năm liên tiếp 2017, 2018, 2019 thua lỗ như một số thông tin được đưa ra gần đây.

Đặc biêt, các nhà đầu tư đặt câu hỏi, tại sao ngay từ tháng 4/2021 các cơ quan quản lý nhà nước như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, HoSE không đưa ra cảnh báo với nhà đầu tư về nguy cơ HAG bị hủy niêm yết, mà sau đó 10 tháng mới lôi vấn đề này ra?

"Chúng tôi là những cổ đông đã đầu tư từ sau thời điểm ngày phát hành báo cáo tài chính đã kiểm toán 2020 (tức tháng 4/2021) và không hề thấy cảnh báo nào từ các cơ quan quản lý sao giờ lại lôi chuyện cũ ra xem xét”, đơn của cổ đông HAGL đặt câu hỏi.

Phải chăng cơ quan quản lý đang đem con bỏ chợ, đánh lừa nhà đầu tư, để cổ đông “xuống tiền” sở hữu cổ phiếu của HAGL rồi mới “lộ” thông tin HAGL sẽ bị hủy niêm yết vì để lỗ trong ba năm liên tục. 

Liên quan đến các nội dung "kêu cứu" của cổ đông HAGL trước nguy cơ huỷ niêm yết cổ phiếu HAG, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (bộ Tài Chính) đã có ý kiến phản hồi báo chí.

Cụ thể, trên ấn phẩm Người Đưa Tin (thuộc Tạp chí Đời Sống Pháp Luật), đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, việc hồi tố báo cáo tài chính dẫn đến nguy cơ cổ phiếu bị hủy niêm yết là chua có tiền lệ, chưa từng xảy ra với thị trường chứng khoán Việt Nam. “Vấn đề xem xét huỷ niêm yết liên quan đến hồi tố báo cáo tài chính chưa từng xảy ra nên phía Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) có hỏi ý kiến của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Thực tế thẩm quyền huỷ niêm yết hay không là của HOSE. Tất nhiên chúng tôi cũng có vai trò và trách nhiệm, tuy nhiên mọi chuyện vẫn đang trong quá trình xử lý nên chưa thể thông tin gì thêm”, lãnh đạo của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nói.

Cùng ngày, lãnh đạo Vụ Giám sát Công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhấn mạnh theo nguyên tắc, thẩm quyền quyết định thuộc về HOSE..

“Tôi được biết phía HoSE sẽ làm việc với HAGL để xem xét các vấn đề liên quan. Chúng tôi cũng có vai trò phối hợp để đưa ra phương án theo đúng căn cứ pháp lý. Dù vậy, mọi việc đều phụ thuộc vào đề xuất của HOSE”, lãnh đạo Vụ Giám sát Công ty đại chúng phân tích.

Theo phản ánh, phóng viên của tờ báo này cũng đã liên hệ với lãnh đạo Hội đồng thành viên, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX). Lãnh đạo này cho biết vụ việc này không thuộc thẩm quyền của VNX, nếu PV cần lấy thông tin thì nên hỏi các cơ quan quản lý. Trong khi việc liên hệ lãnh đạo HOSE, thì chưa nhận được phản hồi.

-----

"Chúng tôi là những cổ đông đã đầu tư từ sau thời điểm ngày phát hành báo cáo tài chính đã kiểm toán 2020 (tức tháng 4/2021) và không hề thấy cảnh báo nào từ các cơ quan quản lý sao giờ lại lôi chuyện cũ ra xem xét. Vậy ai chịu trách nhiệm cho những người mua cổ phiếu từ tháng 4/2021. Đặc biệt, những ngày cuối năm 2021, hàng loạt thông tin, báo cáo từ HAG cho thấy một doanh nghiệp hồi sinh vì có liên tiếp các quý làm ăn khởi sắc và có lãi trở lại, kỳ vọng năm 2022 có lợi nhuận gấp chục lần năm 2021 nên chúng tôi đã đầu tư.

Vì vậy, nếu HOSE đột ngột thông báo HAG bị hủy niêm yết vì những chuyện xảy ra những năm trước, sẽ gián tiếp giết chết các cổ đông, những người mua cổ phiếu vì kỳ vọng tương lai chứ không hề có trách nhiệm phải chịu về những tồn đọng quá khứ", đơn gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính và cơ quan hữu quan của cổ đông HAGL cho biết. 

Theo cổ đông HAGL, nếu HoSE tiến hành hủy đột ngột như vậy sẽ không tuân theo trình tự pháp luật, làm thiệt hại rất lớn cho cổ đông HAG hiện nay, đặc biệt là những người đã mua cổ phiếu HAG sau thời điểm tháng 3/2021 trên cơ sở căn cứ vào BCTC quý của HAG gần đây có lãi. Cũng theo cổ đông, báo cáo tài chính hồi tố 2017, 2018, 2019 không có kiểm toán và không có giá trị pháp lý để xem xét việc hủy niêm yết HAG.

Theo PV (Tổng hợp)/ Sở hữu trí tuệ 

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/chu-tich-uy-ban-chung-khoan-nha-nuoc-noi-gi-truoc-loi-keu-cuu-cua-co-dong-hagl-d30133.html

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản Biz