FLC gửi lời xin lỗi chân thành và kính mong quý cổ đông thông hiểu cho những khó khăn mà Tập đoàn đang phải đối mặt; đồng thời nhấn mạnh: Dù cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn HoSE thì cổ đông vẫn "đương nhiên và chắc chắn được đảm bảo đầy đủ quyền lợi"...
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) đã có thông báo gửi tới toàn bộ cổ đông của doanh nghiệp về cổ phiếu FLC bị huỷ niêm yết trên sàn HoSE.
Bà Bùi Hải Huyền, Tổng Giám đốc Tập đoàn qua thông báo gửi lời xin lỗi chân thành và kính mong quý cổ đông thông hiểu cho những khó khăn mà Tập đoàn đang phải đối mặt, dù biết việc cổ phiếu bị huỷ niêm yết là một điều khó lòng có thể được cổ đông chấp nhận.
Tổng Giám đốc FLC cho biết: Dù cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn HoSE thì cổ đông vẫn đương nhiên và chắc chắn được đảm bảo đầy đủ quyền lợi theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty. Trong mọi trường hợp, cổ đông được toàn quyền sở hữu, định đoạt đối với các cổ phiếu FLC mà cổ đông đang sở hữu.
Đồng thời, các cổ đông của FLC vẫn được giữ toàn bộ quyền tham gia đại hội đồng cổ đông, quyền biểu quyết, đề cử và ứng cử thành viên Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.
Liên quan vụ việc lãnh đạo của tập đoàn là ông Trịnh Văn Quyết (nguyên Chủ tịch HĐQT FLC) và bà Hương Trần Kiều Dung (nguyên Phó Chủ tịch thường trực HĐQT FLC) bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra vào cuối tháng 3/2022, bà Huyền cho biết công ty đã chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các thông tin, các tin đồn không chính thống, cũng như các vấn đề phát sinh có liên quan đến sự việc.
Và, cũng chính từ sự việc trên đã khiến Tập đoàn không thể tìm kiếm được Công ty kiểm toán chấp thuận kiểm toán cho các BCTC của Tập đoàn trong 1 thời gian dài – đây cũng là lý do khiến cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn HoSE.
Bà Huyền giãi bày: Dù đã nỗ lực hết sức để tìm được công ty kiểm toán, nhưng cổ phiếu FLC vẫn phải nhận án phạt huỷ niêm yết vì chưa thể phát hành báo cáo kiểm toán đối với BCTC năm 2021 của Tập đoàn.
Bên cạnh đó, công ty cũng đã liên tục đề nghị các cơ quan quản lý “nương tay”, giãn/hoãn thời gian nộp BCTC kiểm toán vì trường hợp bất khả kháng của doanh nghiệp nhưng không được chấp thuận.
Do đó, căn cứ quy định tại Nghị định 155/2020: “Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày hủy bỏ niêm yết có hiệu lực, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của công ty bị hủy bỏ niêm yết”.
Thông báo của FLC cũng cho biết, HOSE đã gửi quyết định hủy niêm yết cổ phiếu FLC đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) – đơn vị trực tiếp quản lý thị trường UPCoM – và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam nhằm phối hợp đăng ký giao dịch cổ phiếu FLC trên hệ thống giao dịch UPCoM.
Đại diện FLC cho biết, Tập đoàn FLC sẽ thông báo về ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu FLC trên hệ thống giao dịch UPCoM ngay sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành Quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch.
BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND, cấm Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 4 năm.
Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn?
Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.