Bất động sản Biz

Sở hữu 3,2 tỷ USD, ông chủ Hòa Phát lọt top 1.000 người giàu nhất thế giới

Thứ ba, 01/03/2022 | 14:36 Theo dõi BĐS Biz trên
Đây là lần đầu tiên, vua thép Việt Nam Trần Đình Long vươn lên lọt top 1.000 trong bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes.
6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam.   

Theo Bảng xếp hạng của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 6,1 tỷ USD và đứng thứ 455 trong danh sách toàn cầu. Ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Hòa Phát đứng thứ hai Việt Nam với tài sản 3,2 tỷ USD và đứng thứ 980 trong danh sách toàn cầu.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO VietJet Air là người giàu thứ ba theo danh sách, với tài sản 2,9 tỷ USD và đứng thứ 1115 toàn cầu. Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank nắm giữ vị trí thứ tư với 2,5 tỷ USD, đứng thứ 1267 toàn cầu.

Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan đứng thứ năm với 2 tỷ USD, đứng thứ 1519 và ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Thaco đứng thứ sáu, với 1,6 tỷ USD, đứng thứ 1901 toàn cầu.

"Vua thép" vươn lên vị trí người giàu thứ 2 Việt Nam

Đây là lần đầu tiên ông chủ Hòa Phát vươn lên lọt top 1.000 trong bảng xếp hạng này. Năm 2018 là lần đầu tiên ông có tên trong danh sách tỷ phú của Forbes, thời điểm đó, ông Trần Đình Long có 1,3 tỷ USD, xếp hạng 1.756 thế giới. 

Ông Trần Đình Long vươn lên vị trí người giàu thứ 2 Việt Nam.  

Năm 2019, "vua Thép" rớt khỏi danh sách này. Khi Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2019, Việt Nam có 5 đại diện sở hữu tài sản tỷ USD, không có tên ông Trần Đình Long, mặc dù ngay trước thời điểm công bố, tài sản của ông Long theo cập nhật của Forbes đã đạt 1 tỷ USD. Thực tế này xuất phát từ quy định trong việc tính toán giá trị tài sản.

Theo lý giải của Forbes, để có tên trong danh sách này, phương pháp được tạp chí này lựa chọn để đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân là dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tại một thời điểm cố định.

Nguồn tài sản chính của ông Long được Forbes thống kê đến từ số cổ phần của Hòa Phát mà ông sở hữu. Tại thời điểm Forbes lựa chọn để tính giá trị tài sản, cổ phiếu HPG trên sàn chứng khoán đang tạo đáy. Không lâu sau, tháng 5/2020, Chủ tịch HĐQT của Hòa Phát đã trở lại danh sách tỷ phú của Forbes.

Cuối năm 2020, Tỷ phú Trần Đình Long trở thành người giàu thứ 2 thị trường chứng khoán Việt Nam, vượt qua CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo.

Tháng 4/2021, ông Long đứng thứ 1.444 trong top tỷ phú của Forbes với khối tài sản 2,2 tỷ USD. Đến cuối năm, tài sản của ông đã tăng lên 3,1 tỷ USD. Kết quả này chủ yếu là nhờ cổ phiếu HPG tăng ấn tượng.

Tỷ phú Trần Đình Long sinh năm 1961 tại Hải Dương. Ông tốt nghiệp cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân vào năm 1986.

Hòa Phát lọt top công ty thép lớn nhất thế giới

Năm 2021, ngành thép có nửa năm thăng hoa và nửa năm bị "thất sủng" khi giá quặng sắt đạt đỉnh 210 USD/tấn vào tháng 6, sau đó lao dốc xuống dưới 110 USD/tấn. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến tỷ phú thép Trần Đình Long.

Tháng 1/2021, cả 4 lò cao của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đi vào hoạt động đồng bộ. Năm 2021, lần đầu tiên trong lịch sử sản lượng bán hàng của Hoà Phát đã vượt 8 triệu tấn, tăng 33% cùng kỳ năm trước, trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 3 triệu tấn.

Tháng 1/2021, cả 4 lò cao của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đi vào hoạt động.   

Ông Trần Đình Long nhấn mạnh HRC trở thành sản phẩm chiến lược cho chu kỳ tăng trưởng mới của Tập đoàn Hòa Phát.

Thời gian qua, thị trường thép xây dựng trong nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid và giãn cách xã hội kéo dài. Tuy nhiên, 2021 cũng là năm đầu tiên sản lượng xuất khẩu của Hoà Phát vượt 1 triệu tấn, gấp đôi cùng kỳ năm trước. Đây cũng là động lực góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất siêu thép sau hàng thập kỷ bị chèn ép bởi thép Trung Quốc.

Năm 2021, năng lực sản xuất của Hoà Phát đạt 8 triệu tấn thép thô. Với công suất này, Hòa Phát đã vươn lên vị trí số 1 về sản xuất thép thô tại Đông Nam Á và tương đương với nhà sản xuất đứng thứ 48 trong Top 50 đơn vị sản xuất thép thô lớn nhất toàn cầu. 

Tại thời điểm 6/12/2021, giá trị tài sản của ông Long theo dữ liệu của Forbes đạt 3,1 tỷ USD, xếp hạng 1.444 người giàu nhất thế giới. Trong năm, vốn hoá thị trường của Hoà Phát có thời điểm chạm mốc 10 tỷ USD, tăng 92% so với cuối năm trước và Hoà Phát lọt Top 15 công ty thép giá trị nhất thế giới. Dữ liệu tại thời điểm 14/12, vốn hoá thị trường của Hoà Phát đạt 9,2 tỷ USD, vẫn tăng hơn 56% so với cuối năm 2020.

Giai đoạn trước khi có Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, mỗi năm Hoà Phát đạt doanh thu 50.000 - 60.000 tỷ, lãi sau thuế 7.000 - 8.000 tỷ đồng. Sau khi Dung Quất giai đoạn 1 đi vào vận hành, năm 2021, doanh thu 9 tháng của tập đoàn đạt 105.000 tỷ đồng, tính riêng lợi nhuận sau thuế quý III/2021 của Hoà Phát đã vượt ngưỡng 10.000 tỷ, 9 tháng vượt 27.000 tỷ, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Như vậy tính trung bình mỗi ngày Hòa Phát có lãi hơn 111 tỷ đồng.

Doanh thu của Hòa Phát trong năm 2021. Ảnh: Internet  

Dự báo của các công ty chứng khoán cho thấy, năm nay Hoà Phát có thể vượt mốc 35.000 tỷ lợi nhuận sau thuế. Mục tiêu đạt 100.000 tỷ doanh thu của "vua thép" cách đây 3 năm đã trở thành hiện thực.

Ông Long hiện là cổ đông lớn nhất của Hoà Phát, với tỷ lệ nắm giữ cá nhân và gia đình lên tới 35%. Có thể nói, ở thời điểm hiện tại, với vua thép Trần Đình Long, dù có đóng chặt cửa thì tiền vẫn chảy ầm ầm vào túi.

Theo Diệp Anh/Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/so-huu-32-ty-usd-ong-chu-hoa-phat-lot-top-1000-nguoi-giau-nhat-the-gioi-d131805.html

Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản sếp thứ hai đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 8,3%.
Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Trước tình trạng thị trường bất động sản hiện nay tăng giá cao, đột ngột, vượt xa thu nhập của đại bộ phận người dân, các đại biểu Quốc hội cho rằng có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở… là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Chiều 5/8, sau 2 tuần xét xử và nghị án, TAND TP. Hà Nội đã tuyên án đối với cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) Trịnh Văn Quyết.
Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Ngày 02/8, tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em” nhằm giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc tìm kiếm, lựa chọn căn hộ phù hợp, góp phần quan
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng, tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, có cơ hội làl lại cuộc đời và gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án.
Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Sáng nay 22/7, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.
Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Nhìn từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy công tác bảo đảm PCCC tại chung cư mini, nhà cao tầng cần phải được siết chặt hơn nữa....
Bất động sản Biz