Bất động sản Biz

Quý I/2022: OCB, TPBank có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất nhì ngành

Thứ hai, 09/05/2022 | 10:04 Theo dõi BĐS Biz trên

Thống kê từ báo cáo tài chính quý 1/2022 của 27 ngân hàng cho thấy, tính đến 31/3/2022, tổng nợ xấu các nhà băng tăng 11% so với hồi đầu năm, ghi nhận hơn 109.000 tỷ đồng.

Trong đó, ngân hàng OCB có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất, với 70% so với đầu năm.

Cụ thể, tính đến 31/3/2022, tổng nợ xấu tại OCB ghi nhận hơn 2.293 tỷ đồng, tăng thêm 943 tỷ đồng, tương đương tăng 70% so với đầu năm. Trong cơ cấu các nhóm nợ, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tại OCB tăng mạnh nhất 140% lên hơn 698 tỷ đồng. Tiếp đến là nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 79% lên hơn 583 tỷ đồng, còn nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng tới 38% ghi nhận hơn 1.011 tỷ đồng.

Do đó, đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tăng từ 1,32% lên 2,17%.

Cơ cấu các nhóm nợ tại OCB (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)
Cơ cấu các nhóm nợ tại OCB (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)

Đáng nói, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2 - với khoản vay quá hạn 10-90 ngày) tại OCB trong 3 tháng đầu năm tăng thêm 2.265 tỷ đồng, lên mức gần 4.602 tỷ đồng, tương đương tăng 97% so với đầu năm.

Nợ nhóm 2 dù chưa bị xếp vào nhóm nợ xấu nhưng tình trạng dư nợ khoản vay quá hạn nhảy vọt bất thường cho thấy nhiều người đi vay không có khả năng trả nợ đúng hạn tại OCB đang tăng nhanh.

Có tốc độ tăng nợ xấu cao thứ hai là ngân hàng TPBank. Tính đến 31/3/2022, tổng nợ xấu tại TPBank tăng tới 48% lên 1.714 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 4 tăng mạnh nhất tới 80% lên hơn 629 tỷ đồng, tiếp đến là nợ nhóm 5 tăng 50% hơn 447 tỷ đồng và nợ nhóm 3 cũng tăng 25% lên gần 638 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu tại TPBank tăng từ 0,82% hồi đầu năm lên 1,14%.

Cơ cấu các nhóm nợ tại TPBank. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)
Cơ cấu các nhóm nợ tại TPBank. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022)

Ngoài OCB và TPBank, nợ xấu tại Vietcombank cũng tăng tới 37%, ghi nhận 8.372 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 95% ghi nhận hơn 1.459 tỷ đồng, nợ nhóm 4 cũng tăng tới 75% lên gần 1.693 tỷ đồng và nợ nhóm 5 tăng 18% ghi nhận hơn 5.220 tỷ đồng. Do đó, đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0,64% đầu năm lên 0,81%.

Ngoài ra, nợ nhóm 2 tại Vietcombank cũng tăng 29% lên hơn 4.529 tỷ đồng.

Cơ cấu các nhóm nợ tại Vietcombank (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022).
Cơ cấu các nhóm nợ tại Vietcombank (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2022).

Xét về số dư tuyệt đối, VPBank (18.094 tỷ đồng), VietinBank (15.322 tỷ đồng) và BIDV (13.720 tỷ đồng) là ba ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất trong quý 1/2022.

Quý I/2022: OCB, TPBank có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất nhì ngành - Ảnh 1

Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây của Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, dư nợ tái cơ cấu khoản vay tái cơ cấu đã đạt đến đỉnh điểm. Nợ xấu mới hình thành có thể sẽ không tăng nhiều, nhưng nợ xấu trên sổ sách có thể sẽ tăng do việc ghi nhận nợ xấu từ khoản cho vay tái cơ cấu khi thông tư 14 hết hiệu lực.

Các ngân hàng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp có thể sẽ phải tăng dự phòng trong thời gian tới, trong khi các ngân hàng chất lượng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ không gặp áp lực dự phòng. 

Hà Phương/Theo Sở hữu trí tuệ 

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/quy-i-2022-ocb-tpbank-co-toc-do-tang-no-xau-cao-nhat-nhi-nganh-d77736.html

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt

Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt

Thanh Hóa duyệt đồ án quy hoạch Khu công nghiệp 353ha; Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án KĐT hơn 2.000 tỷ đồng tại Thái Nguyên; Bình Định chấm dứt dự án sản xuất ván gỗ hơn 4.300 tỷ tại thị xã Hoài Nhơn… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Hà Nội: Tình trạng mất cân bằng cung - cầu của phân khúc căn hộ vẫn tiếp tục tồn tại

Hà Nội: Tình trạng mất cân bằng cung - cầu của phân khúc căn hộ vẫn tiếp tục tồn tại

Trong Q1/2024, thị trường căn hộ tại Hà Nội tiếp tục ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu, khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế. Chuyển biến trong tâm lý người mua được ghi nhận, dòng sản phẩm căn hộ đối với các đô thị lớn...
Tin bất động sản tuần qua: Cưỡng chế thu hồi khu đất 152 Trần Phú (TP HCM)

Tin bất động sản tuần qua: Cưỡng chế thu hồi khu đất 152 Trần Phú (TP HCM)

Hà Nội duyệt quy hoạch khu đô thị Sóc Sơn gần 630 ha; Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý việc "thổi giá" chung cư; Thái Nguyên sắp có khu đô thị hơn 200 tỷ đồng tại huyện Đại Từ...
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.
Bất động sản Biz