Tại thời điểm cuối tháng 9/2021, tổng nợ xấu nội bảng của 3 ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV là hơn 50.400 tỷ đồng, tăng 14.300 tỷ đồng so với hồi đầu năm, tương đương tăng 40%. Còn tại ngân hàng Agribank, tính đến 30/6/2021, nợ xấu gần 24.429 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm.
Hiện các 'ông lớn' ngân hàng như Vietcombank, Agribank,... đang tăng tốc rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo nợ xấu với giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Với khối nợ xấu 'khổng lồ', các “ông lớn” này đang tăng tốc rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo có giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Cụ thể, Agribank vừa ra thông báo bán đầu giá khoản nợ của CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư tài chính và Bất động sản Quảng Đại.
Cụ thể, giá trị khoản nợ tính đến 18/10/2021 là gần 141,6 tỷ đồng với dư nợ gốc là 71,6 tỷ đồng. Dư nợ lãi là hơn 69,9 đồng, trong đó lãi trong hạn: là 48,4 tỷ đồng và lãi quá hạn là 21,6 tỷ đồng. Khoản nợ theo hợp đồng tín dụng ngày 15/12/2014.
Tài sản đảm bảo (TSĐB) cho khoản nợ bao gồm 6 triệu cổ phần EVF do CTCP Đầu tư ATS sở hữu tại của Công ty Tài chính CP Điện Lực (EVN Finance). Phía ngân hàng cho biết số cổ phần này đã được EVN Finance xác nhận phong tỏa ngày 11/8/2016 theo đề nghị của Agribank Chi nhánh Tràng An.
Ngoài ra, TSĐB còn có toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa Quang Đại và Công ty TNHH Đầu tư Huy Phát theo Hợp đồng thế chấp ngày 15/04/2014.
Giá chào bán khởi điểm cho khoản nợ này là hơn 127,4 tỷ đồng. Mức giá trên chưa bao gồm thuế GTGT, các loại thuế, phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật. Khách hàng trúng đấu giá hoàn toàn chịu trách nhiệm trong quá trình quản lý sử dụng đối với tài sản trúng đấu giá.
Tương tự, Vietcombank chi nhánh TPHCM vừa thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 42b/2009/BCC/PVGAS–PVC-PLC ngày 25/04/2009 và các phụ lục đính kèm ký giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (HOSE: GAS), CTCP Địa ốc Phú Long và Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí - CTCP (UPCoM: PVE).
Giá khởi điểm của tài sản này được Vietcombank đưa ra là hơn 419 tỷ đồng.
Được biết, quyền tài sản Vietcombank rao bán là hợp đồng hợp tác 3 bên để xây dựng tòa nhà văn phòng PV Gas Tower tại Nhà Bè, TP.HCM nằm trong khu đô thị Dragon City. Trong đó PV Gas góp vốn 70%, Địa ốc Phú Long góp 10% và PVE góp 20%.
'Ông lớn' VietinBank chi nhánh Hoàng Mai (VietinBank Hoàng Mai) đã thông báo bán đấu giá lần 7 khoản nợ của CTCP Cửu Long.
Giá trị khoản nợ tính đến ngày 14/06/2021 là hơn 81 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc 49 tỷ và nợ lãi hơn 32 tỷ đồng. Khoản nợ được VietinBank chào bán với giá khởi điểm gần 26.6 tỷ đồng, chưa bằng 1/3 giá trị nợ gốc và lãi.
Trước đó, VietinBank từng rao bán 6 lần khoản nợ này nhưng đều không thành công. Trong lần đấu giá bán vào giữa tháng 9, VietinBank từng chào giá khởi điểm 45 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 2 tháng, mức giá chào bán đã giảm 40%.
Khoản nợ của CTCP Cửu Long được đảm bảo bởi các công trình xây dựng trên đất và quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất tại phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Mặc dù khoản nợ có giá trị hơn 81 tỷ đồng nhưng các tài sản đảm bảo trên chỉ được định giá ở mức hơn 9.5 tỷ (tương đương gần 12% giá trị khoản nợ).
Tháng 11/2021, BIDV cũng đang rao bán loạt khoản nợ gần 900 tỷ đồng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Cụ thể, BIDV vừa ra thông báo lựa chọn đơn vị đấu giá khoản nợ của CTCP kinh doanh chế biến thuỷ sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt. Giá khởi điểm tương đương với toàn bộ nợ gốc, lãi và phí của khoản nợ tạm tính đến ngày 30/09/2021 là 873,6 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ bao gồm quyền sử dụng đất có diện tích 3.765,9 m2 đất lúa tại xã Định Bình, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Bên cạnh đó còn có 7 quyền sử dụng đất liền kề nhau với tổng diện tích 1.283,7 m2 đất và tài sản gắn liền với đất căn nhà có diện tích xây dựng 152,7 m2, tại tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, tài sản thế chấp bổ sung bao gồm các khoản phải thu theo hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ; cổ phần vốn góp của các thành viên HĐQT công ty Quốc Việt và hàng tồn kho.
Trước đó, BIDV cũng rao bán tài sản bảo đảm của CTCP xuất nhập khẩu dệt may Thuý Đạt. Đây là lần thứ 14 BIDV rao bán tài sản đảm bảo của công ty này.
Cụ thể, ngân hàng rao bán toàn bộ tài sản bao gồm: một máy hấp, một máy chụp phim, 40 xe đẩy khăn, 1 dàn lô sấy với giá khởi điểm là gần 2,4 tỷ đồng. Đáng nói, nếu khách hàng có nhu cầu mua lẻ từng loại tài sản thì thực hiện bán lẻ: Máy hấp (770 triệu đồng), máy chụp phim 1,3 tỷ đồng, 40 xe đẩy khăn (176 triệu đồng), dàn lô sấy (168 triệu đồng).
Cũng trong tháng 11, BIDV tiếp tục bán đấu giá tài sản lần thứ 5 của Công ty TNHH Thép Việt Nga với giá khởi điểm giảm gần 35% xuống còn hơn 311 tỷ đồng. Vào hồi tháng 7, khoản nợ được rao bán lần đầu tiên với giá khởi điểm 475 tỷ đồng. Giá khởi điểm chưa bao gồm các loại thuế, phí, nghĩa vụ tài chính khác.
Tài sản đảm bảo cho khoản nợ bao gồm các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, nhà xưởng và tài sản khác gắn liền với đất tại Huyện Bình Chánh, TP HCM.
BIDV cũng phát ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của CTCP Tập Đoàn Khải Vy lần thứ 9. Giá khởi điểm trong lần đấu giá này là 602 tỷ đồng, giảm 433 tỷ đồng so với lần rao bán đầu tiên (1.035 tỷ đồng).
Tài sản bảo đảmcủa khoản nợ bao gồm Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace tại địa chỉ số 13 đường Nguyễn Lương Bằng, P. Tân Phú, Quận 7, TP HCM. Khoản nợ còn được đảm bảo bằng rừng cây trồng tại Đăk Nông; Công trình xây dựng trên đất, máy móc thiết bị sản xuất gỗ tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; Phương tiện vận tải và cổ phiếu CTCP Hòn Tằm biển Nha Trang;... và nhiều tài sản khác của Khải Vy.
Theo Hà Phương (t/h)/Sở hữu trí tuệ
Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/ong-lon-ngan-hang-lai-tang-toc-rao-ban-cac-khoan-no-khung-d119726.html
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.