Bất động sản Biz

Một tập đoàn lớn tiếp tục chi hàng trăm tỷ mua lại trái phiếu trước hạn

Thứ ba, 05/07/2022 | 15:43 Theo dõi BĐS Biz trên

Tập đoàn Gelex sau khi mua lại trước hạn hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu phát hành vào các năm 2020 và 2021, mới đây sẽ tiếp tục chi hơn 200 tỷ đồng mua...

Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Gelex (HOSE - Mã: GEX) vừa thông qua nghị quyết về việc mua lại trước hạn một phần hai lô trái phiếu phát hành trong năm 2020 trị giá 204,9 tỷ đồng.

Cụ thể, lô trái phiếu BONDGEX/2020.01 được Tập đoàn Gelex phát hành vào ngày 22/7/2020 và lô trái phiếu BONDGEX/2020.02 được phát hành vào ngày 23/7/2020. Cả hai lô trái phiếu đều có giá trị theo mệnh giá 200 tỷ đồng, đều có kỳ hạn ba năm, lãi suất cố định 10%/năm trong hai năm đầu. Kể từ năm thứ 3, lãi suất của hai lô trái phiếu sẽ bằng tổng của lãi suất tham chiếu cộng với biên độ 3%/năm.

Gelex cam kết mua lại cả hai lô trái phiếu. Tại thời điểm tròn 24 tháng kể từ ngày phát hành, các trái chủ có quyền bán lại tối đa 100% lượng trái phiếu nắm giữ cho Gelex với giá bằng mệnh giá cộng với tiền lãi chưa thanh toán, với điều kiện trái chủ phải thông báo bằng văn bản kế hoạch bán lại trái phiếu trước ba tháng.

Tập đoàn Gelex dự kiến sẽ mua lại 135,2 tỷ đồng trái phiếu BONDGEX/2020.01 vào ngày 22/7 và mua lại 69,7 tỷ đồng trái phiếu BONDGEX/2020.02 vào ngày 23/7 sắp tới, tức là đúng 24 tháng sau ngày phát hành.

Cả hai lô trái phiếu nói trên đều có tài sản bảo đảm là cổ phiếu VCW do Công ty cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà phát hành và thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Năng lượng Gelex.

Theo tìm hiểu, Đầu tư Nước sạch Sông Đà là công ty con do CTCP Hạ tầng Gelex sở hữu 62,5%. Tập đoàn Gelex nắm 96,7% quyền biểu quyết tại Hạ tầng Gelex.

Trước đó, trong tháng 5 và tháng 6, Tập đoàn Gelex đã mua lại trước hạn 1.422 tỷ đồng trái phiếu phát hành vào các năm 2020 và 2021.

Tại ngày 31/3/2022, Tập đoàn Gelex có hơn 6.100 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, lớn hơn nhiều so với giá trị trái phiếu mua lại.

Tính đến cuối quý I/2022, Gelex có tổng nợ phải trả 39.787 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 7.773 tỷ đồng, vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 15.003 tỷ. Nợ vay trái phiếu là xấp xỉ 7.000 tỷ. Tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn của Gelex tại ngày 31/3 là gần 65%.

Thực tế, sau sự kiện Tân Hoàng Minh hồi đầu tháng 4/2022, nhiều doanh nghiệp cấp tập mua lại trái phiếu trước hạn. Định hướng thắt chặt của cơ quan quản lý đã khiến nhiều doanh nghiệp dè dặt trong việc huy động vốn qua kênh trái phiếu. Mặt khác, sau vụ việc hơn 10.000 tỉ đồng trái phiếu của nhóm doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ, nhiều nhà đầu tư cũng mang tâm lý e ngại và muốn tất toán trước hạn số trái phiếu đã mua.

Và mặc dù liên tiếp tiến hành các đợt mua lại trong một thời gian ngắn, thông tin về các đợt phát hành hay mua lại trước hạn trái phiếu của các doanh nghiệp vẫn trở nên vô cùng nhạy cảm với nhiều tin đồn tiêu cực, khiến không ít doanh nghiệp phải nhiều lần lên tiếng trấn an nhà đầu tư và cổ đông.

Về cơ bản, tuy quy mô mua lại trái phiếu không lớn so với tổng quy mô phát hành, nhưng trong bối cảnh cơ quan quản lý đang có định hướng thanh lọc thị trường thì đây là hiện tượng đáng lưu ý. Nhất là trong hai năm 2022-2023, số trái phiếu đáo hạn ước khoảng 540.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 36% lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành.

Do đó, thu xếp mua lại trái phiếu trước hạn tạm thời đang là giải pháp có thể thỏa mãn nhu cầu của cả nhà phát hành lẫn nhà đầu tư.

Theo Hoàng Long (t/h)/PetroTimess

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/mot-tap-doan-lon-tiep-tuc-chi-hang-tram-ty-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-658896.html

Từ khóa: Tập đoàn Gelex
KCN Dốc Đá Trắng – Cứ điểm chiến lược mới của Viglacera

KCN Dốc Đá Trắng – Cứ điểm chiến lược mới của Viglacera

Với quy mô lên tới 288ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỷ đồng, Dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng không chỉ là một dự án đơn thuần mà còn là cứ điểm chiến lược mới của Viglacera tại miền Trung.
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con

Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con

Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục nhận thù lao 0 đồng
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Đại gia bất động sản Dubai muốn đầu tư siêu dự án 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận

Đại gia bất động sản Dubai muốn đầu tư siêu dự án 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận

Được biết, vị trí dự kiến triển khai dự án sẽ đặt tại khu vực phía Nam thành phố Phan Thiết kéo dài đến giáp ranh xã Thuận Quý - huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (trong đó giai đoạn 1 có diện tích hơn 180ha). 
BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm

BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm

Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm nhanh và đột ngột.
Phú Mỹ Hưng có vai trò gì trong 'siêu dự án’' 27.000 tỷ ở Bắc Ninh?

Phú Mỹ Hưng có vai trò gì trong "siêu dự án’" 27.000 tỷ ở Bắc Ninh?

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy mô dân số tại dự án gần 28.000 người với tổng diện tích gần 200ha. Dự kiến giá bán sẽ cao hơn so với các dự án khác trong khu vực.
Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group - bà Nguyễn Thị Thanh Bình chính thức được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
Tham vọng trở thành “ông lớn” BĐS, Kosy Group kinh doanh thế nào?

Tham vọng trở thành “ông lớn” BĐS, Kosy Group kinh doanh thế nào?

Chủ tịch Tập đoàn Kosy từng đặt mục tiêu giai đoạn 2025 – 2029, trong lĩnh vực BĐS, doanh nghiệp cố gắng phải triển khai, hoàn thành cơ bản ít nhất 6 dự án BĐS lớn.
Bất động sản Biz