Bất động sản Biz

Hà Nội lên kế hoạch tái định cư bằng nhà ở thương mại

Thứ ba, 05/07/2022 | 15:15 Theo dõi BĐS Biz trên

Thành phố Hà Nội lên kế hoạch thực hiện mua nhà ở thương mại làm nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn từ ngân sách, ưu tiên đối với quỹ nhà đang thực hiện cơ chế đặt hàng mua nhà ở thương mại làm nhà ở phục vụ tái định cư; thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nhà ở xã hội làm nhà ở phục vụ tái định cư.

Trong dự thảo chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030 xác định, đến 2025, thành phố phát triển mới khoảng 0,565 triệu m2 sàn nhà ở tái định cư. Đến năm 2030, con số này là khoảng 1,3 triệu m2.

Hà Nội lên kế hoạch tái định cư bằng nhà ở thương mại/Ảnh minh họa.

Đáng chú ý, thành phố đề cập đến việc sẽ thực hiện mua nhà ở thương mại làm nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn từ ngân sách, trong đó ưu tiên đối với quỹ nhà đang thực hiện cơ chế đặt hàng mua nhà ở thương mại làm nhà ở phục vụ tái định cư; thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nhà ở xã hội làm nhà ở phục vụ tái định cư.

Nhằm tháo gỡ các khó khăn, phát triển nhà ở tái định cư giai đoạn 2021-2030, thành phố xác định sẽ kiểm soát tiến độ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư và kế hoạch bồi thường, hỗ trợ tái định cư giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng trọng điểm và quá trình triển khai các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn thành phố để đảm bảo hiệu quả việc sử dụng quỹ nhà tái định cư.

Thành phố yêu cầu kiểm soát, đôn đốc tiến độ bố trí, bàn giao quỹ nhà tái định cư trên địa bàn thành phố để đảm bảo hiệu quả sử dụng, tránh tình trạng bỏ trống, lãng phí tài sản nhà nước.

“Kiểm soát chặt chẽ việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư từ giai đoạn lập dự án đến giai đoạn thi công xây dựng các công trình nhà tái định cư đảm bảo kỹ mỹ thuật, chất lượng nhà sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành”, chương trình của thành phố nêu.

Đặc biệt, thành phố cho biết, sẽ đa dạng hoá hình thức tạo lập quỹ nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng trọng điểm theo quy định như sử dụng nguồn vốn ngân sách hoặc vay từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố; sử dụng nguồn vốn xã hội hoá, trong đó chủ đầu tư dự án được lựa chọn thông qua hình thức đấu giá, đấu thầu; mua nhà ở thương mại, sử dụng nhà ở xã hội; ưu tiên mô hình xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phục vụ tái định cư… để bổ sung vào quỹ nhà ở phục vụ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời của thành phố. Tạo điều kiện, có cơ chế ưu đãi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư.

Riêng về trường hợp quỹ nhà phục vụ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời không sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng quỹ nhà đã được UBND thành phố chấp thuận và các căn hộ nhỏ lẻ, nằm rải rác tại các quỹ nhà tái định cư đã hoàn thành nhưng chưa sử dụng hoặc đã bố trí nhưng không sử dụng hết, thành phố cho biết, sẽ thực hiện tổ chức bán đấu giá để thu hồi vốn ngân sách và đảm bảo chất lượng nhà ở cho các hộ dân hoặc chuyển sang làm nhà ở xã hội bổ sung vào quỹ nhà ở xã hội còn thiếu của thành phố.

Đồng thời, bố trí nguồn vốn từ ngân sách để mua lại quỹ nhà ở thương mại tại các dự án đã được thực hiện theo cơ chế đầu tư thí điểm đặt hàng xây dựng nhà ở thương mại để tạo lập quỹ nhà ở tái định cư để bổ sung quỹ nhà ở tái định cư của thành phố. Trước mắt ưu tiên mua lại quỹ nhà ở tại các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tránh rủi ro về pháp lý và tháo gỡ vướng mắc về thu hồi vốn của nhà đầu tư, hiệu quả kinh tế của các dự án.

Liên quan đến phát triển các dự án nhà ở thương mại, được biết trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến Hà Nội sẽ có 76 dự án nhà ở thương mại hoàn thành, cung cấp 18,82 triệu m2 sàn nhà ở.

Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện đang có 149 dự án nhà ở triển khai. Số lượng dự án nhà ở thương mại là 92 dự án, cung cấp khoảng 34,69 triệu m2 sàn. Số lượng dự án nhà ở xã hội là 57 dự án, cung cấp khoảng 6,64 triệu m2 sàn nhà ở.

Đáng chú ý, trong số 92 dự án nhà ở thương mại, có 76 dự án có thể sẽ hoàn thành trong các năm từ 2021 đến 2025, cung cấp 18,82 triệu m2 sàn nhà ở. Trước đó vào cuối năm 2021, đã có 64 dự án nhận được quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, đã cơ bản xong giải phóng mặt bằng, hiện chuẩn bị hoặc đang chuẩn bị thi công xây dựng. Còn lại 12 dự án vẫn đang rà soát, điều chỉnh tiến độ đã phê duyệt, cơ bản xong giải phóng mặt bằng, chuẩn bị hoặc đang thi công xây dựng.

Đối với dự án nhà ở xã hội, trong tổng số 57 dự án hiện có 43 dự án dành cho người thu nhập thấp cung cấp khoảng 3,57 triệu m2 sàn nhà ở; 9 dự án nhà ở dành cho công nhân, lao động tại các khu công nghiệp, cung cấp khoảng 0,57 triệu m2 sàn nhà ở; 5 dự án khu nhà ở xã hội tập trung cung cấp khoảng 2,5 triệu mét vuông sàn nhà ở.

Thuỳ Dung (t/h)/Theo Petrotimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ha-noi-len-ke-hoach-tai-dinh-cu-bang-nha-o-thuong-mai-658766.html

Chính thức đề xuất Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7

Chính thức đề xuất Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay.
Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Hà Nội thông tin về tiến độ xây dựng 6 dự án trọng điểm

Cục Thống kê Hà Nội vừa có báo cáo thông tin về tiến độ triển khai 4 công trình hạ tầng giao thông và 2 công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ngân hàng cấp tín dụng khoảng 7.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Đến nay, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.
Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào thị trường bất động sản

Lượng kiều hối gửi về Việt Nam mỗi năm tương đương giá trị 10.000 căn hộ. Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở, dòng tiền này có thể sẽ chảy nhiều hơn nữa vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước. Nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi giảm, song doanh nghiệp lại không thuyết minh cụ thể tình hình nợ vay tài chính.
Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Bất động sản Biz