Bất động sản Biz

Giá vàng hôm nay 6/3/2022: Ghi nhận tuần tăng mạnh, sẵn sàng thử thách mức 2.000 USD

Chủ nhật, 06/03/2022 | 08:58 Theo dõi BĐS Biz trên

Giá vàng thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 28/2 với xu hướng tăng mạnh khi tình hình căng thẳng ở Ukraine có dấu hiệu leo thang khi Nga vẫn đang mở rộng quy mô và tấn công vào nhiều khu vực trên lãnh thổ Ukraine.

Giá vàng hôm nay ghi nhận 100% chuyên gia nhận định giá vàng tuần tới sẽ tiếp tục đi lên bởi lo ngại cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài sẽ khiến các yếu tố rủi ro đối với kinh tế toàn cầu ngày một lớn.

Phản ứng trước diễn biến này, Mỹ và các nước đồng minh đã tuyên bố nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, đồng thời đã thực hiện việc chi viện y tế, tài chính và đặc biệt là vũ khí để Ukraine có thể chống trả lại các cuộc tấn công từ phía Nga.

Ảnh minh hoạ

Nỗi ám ảnh tâm lý về một cuộc xung đột leo thang, kéo dài đang tác động mạnh đến tâm lý lo ngại rủi ro của nhà đầu tư, thúc đẩy dòng tiền tìm đến các tài sản đảm bảo, trong đó có vàng, qua đó hỗ trợ giá vàng bật tăng mạnh.

Động lực tăng giá của kim loại quý còn đến từ sự lo ngại lạm phát toàn cầu sẽ bùng nổ khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước đồng minh đối với Nga có thể đẩy giá năng lượng tăng công, trong khi các chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu vốn đang phục hồi có thể bị gián đoạn, đứt gãy trở lại.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 28/2/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.910,64 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 3/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.914,1 USD/Ounce.

Động lực tăng giá cảu kim loại quý tiếp tục gia tăng khi không chỉ chính phủ các nước, nhiều tổ chức tài chính vốn có quan hệ kinh tế với Nga cũng tuyên bố cắt đứt, rút bỏ khỏi các tập đoàn, công ty lớn của nước này, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.

Sự gia tăng căng thẳng giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây dường như chưa có dấu hiệu dừng lại khi trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành sắc lệnh về việc sử dụng các biện pháp kinh tế đặc biệt để đối phó các lệnh trừng phạt Mỹ và các đồng minh.

Thông tin về việc Nga và Ukraine đồng ý ngồi vào bàn đàm phán không đủ giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư khi 2 bên đều bày tỏ quan điểm cứng rắn trên bàn đàm phán, trong khi đó các cuộc tấn công của Nga vẫn được tổ chức trên đất Ukraine.

Đồng USD mạnh hơn nhờ kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu thực hiện lộ trình tăng lãi suất sau cuộc họp diễn ra trong 2 ngày 15-16/3 cũng không đủ mạnh để kiềm chế đà tăng của kim loại quý khi mà giá dầu, giá khí đốt liên tục tăng cao, tạo áp lực lớn lên lạm phát và đặt kinh tế toàn cầu trước những thách thức, rủi ro lớn.

Thông điệp Liên bang 2022 của Mỹ cho thấy bức tranh kinh tế Mỹ đã có nhiều khởi sắc trong năm 2021 và đặt nhiều mục tiêu cho năm 2022. Tuy nhiên, ở chiều hướng khác nó cũng đang cho thấy áp lực mà nền kinh tế nước này đang phải chịu rất lớn. Đó là việc Mỹ sẽ phải xả 30 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược nhằm hạ nhiệt giá dầu. Là việc các chuỗi cung hàng hoá của nước này đang phụ thuộc vào nước ngoài…

Nhưng không chỉ ở Mỹ, lo ngại tình trạng thiếu hụt các nguồn cung hàng hoá, không chỉ ở lĩnh vực năng lượng mà ở cả các lĩnh vực khác như nông nghiệp, sản xuất ô tô…, qua đó đẩy giá cả hàng hoá tăng cao và lạm phát gia tăng cũng liên tục được cảnh báo tại nhiều quốc gia.

Với việc nhiều hãng vận tài biển từ chối điều tàu đến Nga và dầu thô Nga bị “ghẻ lạnh”, ế ẩm trên thị trường, giá dầu thô đang tăng mạnh, treo ở mức cao nhất kể từ năm 2014, khi các nhà giao dịch nghi ngại về khả năng thực thi các hợp đồng mua dầu trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đã được áp đặt với Nga. Điều này đang đặt các mục tiêu tăng trưởng, phục hồi kinh tế của nhiều nước trước những thách thức, rủi ro lớn.

Nhiều tập đoàn năng lượng quốc tế cũng đã thông báo về việc chấm dứt các mối liên hệ với các liên doanh, dự án năng lượng ở Nga.

Nhưng không chỉ dầu thô, giá khí đốt ở châu Âu cũng đang tăng mạnh và đã chạm mức kỷ lục được ghi nhận vào tháng 12/2021 khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Đức đã tuyên bố ngừng xem xét việc cấp phép cho tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), trong khi Mỹ cũng thông báo về lệnh trừng phạt đối với công ty điều hành đường ống nay và khiến nó lâm cảnh phá sản.

Và khi những thông tin liên quan đến vụ nổ nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Zaporizhzhia và thái độ cứng rắn của cả Nga và Ukraine trong quá trình đàm phán, giá vàng đã có phiên giao dịch cuối tuần tăng phi mã.

Đà tăng của kim loại quý còn được thúc đẩy mạnh bởi làn sóng dịch chuyển dòng vốn từ thị trường chứng khoán sang các tài sản đảm bảo trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine qua 2 vòng đàm phán vẫn chưa tìm được con được giải quyết.

Theo ghi nhận, kết thúc phiên giao dịch ngày 4/3, tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,23% và Topix giảm 1,96%; Kospi của Hàn Quốc giảm 1,22%; S&P/AXS của Australia giảm 0,57%. Tại Trung Quốc, chỉ số SSE Composite của Thượng Hải giảm 0,96%, SZSE Composite của Thâm Quyến giảm 1,37% và Hang Seng của Hong Kong giảm 2,5%.

Chứng khoán châu Âu cũng chịu thiệt hại nặng khi chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 2,74%; CAC 40 của Pháp giảm 4,24%; DAX của Đức giảm 3,87%; Stoxx 600 giảm 3%.

Chốt tuần giao dịch, giá vàng hôm nay ghi nhận giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.970,41 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 4/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.969,5 USD/Ounce.

Tại thị trường trong nước, theo diễn biến của giá vàng thế giới, giá vàng SJC trong nước cũng ghi nhận tuần tăng mạnh, khép tuần ở mức 69,3 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, khép tuần giao dịch, giá vàng ngày 6/3 ghi nhận giá vàng SJC được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 68,00 – 69,30 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 67,75 – 69,30 triệu đồng/lượng. Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng 9999 được niêm yết tại Hà Nội ở mức 68,00 – 69,30 triệu đồng/lượng.

Với những diễn biến trong tuần giao dịch từ ngày 28/2, đặc biệt trong phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng tuần tới được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng và sẽ sớm chinh phục mức 2.000 USD/Ounce.

Theo kết quả khảo sát xu hướng giá vàng hàng tuần của Kitco, trong 14 nhà phân tích Phó Wall tham gia khảo sát thì cả 14 nhà phân tích cho rằng giá vàng tăng. Còn với 1.013 phiếu tham gia thăm dò trực tuyến trên Main Street thì có tới 714 phiếu, chiếm 70%, cho rằng giá vàng tăng; 116 phiếu, chiếm 16%, cho rằng giá vàng giảm và 113 phiếu, chiếm 13%, cho rằng giá vàng đi ngang.

Nhận định về xu hướng giá vàng, Adrian Day, chủ tịch của Adrian Day Asset Management, cho rằng: Chừng nào cuộc chiến ở Ukraine còn tiếp tục, thì vàng sẽ còn mạnh. Chiến sự làm lu mờ các vấn đề tiền tệ ngay bây giờ.

Thậm chí theo Darin Newsom, chủ tịch của Darin Newsom Analysis, bất chấp những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ với việc tạo ra 678.000 việc làm trong tháng 2 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3,9%, giá vàng vẫn sẽ tăng lên.

Đưa dự báo cụ thể về giá vàng, Sean Lusk, giám đốc bảo hiểm rủi ro thương mại của Walsh Trading, dự báo giá vàng sẽ tăng 10% so với đóng cửa năm 2021, cán mức mục tiêu ban đầu là 2.010 USD/Ounce trong thời gian tới.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cho rằng, giá vàng tuần tới cũng phải đối diện với không ít rủi ro bởi đồng USD mạnh hơn và đặc biệt là những tín hiệu tích cực từ cuộc xung đột Nga - Ukraine khi Nga tuyên bố tạm ngừng bắn một phần nhằm tạo điều kiện mở các hành lang nhân đạo cho dân thường rời khỏi các thành phố Mariupol và Volnovakha của Ukraine.

Trong diễn biến khác, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Mỹ sẵn sàng tham gia nỗ lực ngoại giao có ý nghĩa với Nga, trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine đang leo thang. Đây cũng được xem là tín hiệu tích cực mới nhằm tìm ra lối thoát cho cuộc xung đột Nga - Ukraine, qua đó mở ra cơ hội chấm dứt các nguy cơ, rủi ro đối với kinh tế toàn cầu.

Theo Minh Ngọc/Petrotimes

Link nguồn: https://petrotimes.vn/gia-vang-hom-nay-632022-ghi-nhan-tuan-tang-manh-san-sang-thu-thach-muc-2000-usd-643974.html

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node

Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”

Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?

Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành 2 công ty bảo hiểm gồm MIC và MB Ageas Life.
Taseco Land: 'Rộng cửa' làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Taseco Land: "Rộng cửa" làm dự án hơn 3.000 tỷ đồng tại Mê Linh

Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp

Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng từ thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước trong 10 tháng; Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tài sản và dư nợ cho vay tại loạt ngân hàng biến động ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?

Tính đến 30/9/2024, giá trị tổng tài sản tại BIDV cao nhất hệ thống nhưng không phải là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng tại loạt ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao.
Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

Nam A Bank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm?

9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Nam A Bank tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.640 tỷ đồng. Đồng thời, lãi dự thu cũng tăng tới 69% so với đầu năm, lên hơn 3.516 tỷ đồng.
Bất động sản Biz