Bất động sản Biz

BĐS nghỉ dưỡng tiếp tục 'đóng băng', nhiều doanh nghiệp phải khoá giỏ hàng, dừng triển khai dự án vì Covid-19

Thứ ba, 17/08/2021 | 06:45 Theo dõi BĐS Biz trên

DKRA Vietnam vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản tháng 7/2021, trong đó cho thấy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục “đóng băng”, nhiều chủ đầu tư phải khoá giỏ hàng, điều chỉnh chính sách bán hàng cho phù hợp với tình hình thị trường. Riêng loại hình condotel, trong tháng 7 không ghi nhận dự án mở bán mới.

Đối với loại hình biệt thự biển, theo số liệu thống kê của Bộ phận R&D-DKRA Vietnam, trong tháng 7/2021, chỉ ghi nhận 4 dự án biệt thự biển mở bán, trong đó bao gồm 1 dự án mới và 3 dự án thuộc giai đoạn tiếp theo, cung cấp ra thị trường 179 căn biệt thự, tăng 2,5 lần so với tháng trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 12%, tương ứng khoảng khoảng 21 căn

DKRA Việt Nam nhận định, lượng tiêu thụ mới tăng tuy nhiên vẫn còn ở mức rất thấp, chủ yếu tập trung tại khu vực Bình Định với 67% tổng lượng tiêu thụ toàn thị trường.

Hiện nay nhiều dự án đang trong giai đoạn truyền thông chuẩn bị, dự kiến sang tháng 8 nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nguồn cung và sức cầu sẽ tăng và tập trung chủ yếu ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

Đối với nhà phố, shophouse biển, trong tháng 7/2021 chỉ có 1 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường 26 căn, bằng 11% so với tháng trước. Tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt 4%, giảm 97% so với tháng trước.

Theo DKRA Việt Nam, nhiều dự án phải tạm ngừng triển khai, khóa giỏ hàng do dịch bệnh bùng phát khiến nguồn cung và lượng tiêu thụ mới trong tháng sụt giảm mạnh so với tháng trước. Mặc dù vậy, đơn vị này cho rằng shophouse biển vẫn là phân khúc thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng.

Nguồn cung và lượng tiêu thụ shophouse biển giảm mạnh trong tháng 7.

Riêng loại hình căn hộ condotel, trong tháng 7/2021, thị trường không ghi nhận dự án condotel mở bán mới. Thị trường trầm lắng do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều chủ đầu tư phải tạm dừng bàn hàng, điều chỉnh chính sách bán hàng cho phù hợp khiến nguồn cung mới khan hiếm.

Dự kiến trong tháng 8, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nguồn cung và sức cầu phân khúc Condotel có thể dần hồi phục, tuy nhiên khó có sự đột biến và tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Thuận.

Trong Báo cáo tình hình thị trường BĐS quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021, Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cũng cho biết, bất động sản nghỉ dưỡng đã trải qua giai đoạn khó khăn kể từ 2019.

VARs xác định, nguyên nhân của tình trạng này là do sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có pháp lý yếu, kinh doanh du lịch bị ngưng trệ vì đại dịch… khiến bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng thực sự đối mặt với khủng hoảng.

Trong những tháng đầu năm 2021, sức cầu chung của thị trường tiếp tục thấp. Trừ một số dự án bản chất là nhà ở nhưng được hoạt động theo hình thức du lịch - nghỉ dưỡng có tỉ lệ hấp thụ khoảng 30-40%, các dự án còn lại, có giao dịch nhưng không đáng kể. Bất động sản nghỉ dưỡng không còn sức hấp dẫn như trước.

Condotel không ghi nhận dự án mở bán mới trong tháng 7.

Báo cáo của Bộ Xây dựng mới đây cũng cho thấy, quý 2 năm 2021, nguồn cung mới khách sạn 4-5 sao và khu du lịch nghỉ dưỡng trên cả nước là rất hạn chế. Một số dự án khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng đã phải lùi lịch khai trương do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19.

Công suất thuê phòng khách sạn toàn thị trường có xu hướng tăng ở giai đoạn đầu quý 2 năm 2021 khi nhu cầu tham quan, du lịch trong dịp nghỉ lễ tăng lên. Tuy nhiên, sang nửa cuối quý 2, dịch bệnh bùng phát trở lại, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn lại tiếp tục gặp khó khăn khi nhu cầu thuê và công suất thuê phòng sụt giảm mạnh.

Giá cho thuê bình quân phòng khách sạn và bất động sản nghỉ dưỡng giảm khoảng 20 - 25% so với quý trước, có nơi giảm 50-70% để tìm nguồn thu duy trì hoạt động nhưng vẫn không có khách.

Một số khách sạn đăng ký làm địa điểm cách ly có trả phí được coi là một trong những giải pháp tình thế để tăng tỷ lệ lấp đầy phòng và cải thiện doanh thu nhưng có rất ít hiệu quả. Thậm chí nhiều người đã phải rao bán khách sạn do áp lực thu hồi vốn và trả nợ.

Theo đánh giá của các chuyên gia, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ còn khó khăn khi dịch bệnh vẫn chưa thể kiểm soát, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì khi dịch bệnh kéo dài.

Trong khi đó, tình trạng nhà đầu tư “cắt lỗ”, tháo chạy khỏi phân khúc này đang ngày càng lan rộng. Hoạt động du lịch không khởi sắc sẽ khiến thị trường tiếp tục ảm đạm, thậm chí có thể rơi vào trạng thái “ngủ đông”…

Theo Hải Lan - Huy Tùng/Petrotimes.vn

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/bds-nghi-duong-tiep-tuc-dong-bang-nhieu-dn-phai-khoa-gio-hang-dung-trien-khai-du-an-vi-covid-19-621722.html

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Tài sản thế chấp sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng, Agribank đang miệt mài rao bán các khoản nợ

Ngân hàng Agribank đang rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu và sản xuất thép. Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2023, tài sản thế chấp tại Agribank sắp cán mốc 3 triệu tỷ đồng.
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Những doanh nghiệp bất động sản nào gặp khó trong đáo hạn trái phiếu?

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.600 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn khác, chiếm 65% tổng nợ phải trả...
Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt

Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt

Thanh Hóa duyệt đồ án quy hoạch Khu công nghiệp 353ha; Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án KĐT hơn 2.000 tỷ đồng tại Thái Nguyên; Bình Định chấm dứt dự án sản xuất ván gỗ hơn 4.300 tỷ tại thị xã Hoài Nhơn… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Bất động sản Biz