Cuối tháng 9/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (An Gia Group, mã: AGG) có khối nợ xấp xỉ 9.376 tỷ đồng, cao gấp gần 4 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này trong quý 3/2021 chỉ đạt gần 7,2 tỷ đồng, giảm gần 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khối nợ phình to, cơ cấu vốn mất cân đối
Theo báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý 3/2021, tổng tài sản của An Gia Group đạt xấp xỉ 11.830 tỷ đồng, tăng 21,1% so với đầu năm. Tuy nhiên, phần lớn khối tài sản của doanh nghiệp này lại được hình thành phần lớn từ nợ phải trả chiếm 79,26%, trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 20,74%.
Cụ thể tính đến 30/9/2021, nợ phải trả của An Gia Group đạt xấp xỉ 9.376 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu năm 2021, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó vốn chủ sỡ hữu chỉ đạt 2.454 tỷ đồng, tăng 5,7% so với đầu năm. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của An Gia Group là 3,82 lần.
Dự án The Sóng (Vũng Tàu) được An Gia Group làm tài sản thế chấp tại ngân hàng TPBank để vay vốn gần 600 tỷ đồng. (Nguồn: An Gia Group)
Đáng chú ý, trong quý 3, nợ dài hạn của An Gia Group đạt gần 4.099 tỷ đồng tăng 1.127 tỷ đồng so với đầu năm (tương đương gần 38%), tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái; Nợ ngắn hạn đạt 5.277 tỷ đồng tăng thêm gần 805 tỷ đồng so với đầu năm (tương đương tăng 18%), chiếm 44,61% tổng nguồn vốn.
Về cơ cấu tài sản, An Gia Group phần lớn là tài sản ngắn hạn (10.435 tỷ đồng tại ngày 30/9/2021; chiếm 88,21% tổng tài sản); tài sản dài hạn đạt 1.394 tỷ đồng. Đáng chú ý, hàng tồn kho của doanh nghiệp này trong quý 3 tăng 1.486 tỷ đồng so với hồi đầu năm (tương đương tăng 26%), đạt mức 7.220 tỷ đồng, chiếm 61,04% tổng tài sản của công ty này.
Tồn kho tập trung tại các dự án bất động sản (BĐS) dở dang chưa được bàn giao như The Sóng (Vũng Tàu), Westgate (Bình Chánh, TP. HCM), The Standard (Bình Dương). Điều đáng nói, phần lớn các dự án BĐS này An Gia Group đã dùng làm tài sản thế chấp tại các ngân hàng từ năm 2020 để vay vốn tín dụng và trái phiếu của các ngân hàng này.
Cụ thể, công ty này thế chấp dự án The Sóng cho ngân hàng TPBank để vay khoản nợ trái phiếu gần 600 tỷ đồng; Thế chấp dự án Westgate cho ngân hàng MBBank để vay khoản nợ trái phiếu 457,6 tỷ đồng; Thế chấp dự án The Standard cho ngân hàng VPBank để khoản nợ trái phiếu gần 420 tỷ đồng; Thế chấp dự án River Panorama 1, River Panorama 2 và dự án Sky 89 cho ngân hàng VietinBank để vay khoản nợ trái phiếu hơn 179 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2021, An Gia Group có tổng dư nợ trái phiếu tại ngân hàng hơn 1.656 tỷ đồng.
Ngoài ra, An Gia Group còn sở hữu khoản nợ 114,5 tỷ đồng tại các ngân hàng với hình thức vay dài hạn và chịu lãi suất theo thỏa thuận.
Lợi nhuận giảm vì gánh nặng chi phí tài chính
Trong quý 3, An Gia Group ghi nhận doanh thu bán hàng 84,2 tỷ đồng; lợi nhuận gộp về bán hàng đạt 43,5 tỷ đồng. So với đầu năm, hai chỉ số giảm lần lượt 95% và 82,5% so với đầu năm. Điều an ủi cho An Gia Group là so với cùng kỳ năm ngoái, hai chỉ tiêu này lần lượt tăng gấp 6 lần và 30 lần.
Trong kỳ, chi phí bán hàng của An Gia Group là 10,5 tỷ đồng, tăng 5,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương 116%). Trong đó nhà mẫu, sự kiện là 10,4 tỷ đồng và chi phí khác 106 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26,4 tỷ đồng tăng 30,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu từ hoạt động tài chính của An Gia Group trong quý 3/2021 đạt gần 60,5 tỷ đồng tăng 11,2% so với cùng kỳ, giảm 67% so với đầu năm. Trong khi đó, chi phí tài chính lên đến gần 76,5 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến lợi nhuận trước thuế trong quý 3 của công ty này chỉ đạt 7,2 tỷ đồng, giảm gần 6% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm tới 97,4% so với hồi đầu năm.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, An Gia Group có lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 221 tỷ đồng và 192 tỷ đồng.
Mới đây nhất, cổ phiếu của An Gia Group (mã: AGG) có phiên tăng giá so với 3 phiên giảm giá liên tục. Cụ thể chốt phiên giao dịch ngày 19/11, AGG có giá 47.600 đồng/cổ phiếu tăng 1.700 đồng/cổ phiếu (tương đương tăng 3,7%) so với phiên giao dịch trước đó.
Ngày 17/5/2021, Chi cục Thuế quận 3 (TP HCM) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với An Gia Group.
Theo đó, An Gia Group bị xử phạt hành chính 49,2 triệu đồng, đồng thời bị truy thu 246,4 triệu đồng và tiền chậm nộp là 12,4 triệu đồng do công ty này có hành vi khai sai thuế giá trị gia tăng dẫn tới thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 2019 – 2020.
Theo Sỹ Bắc - Kim Thương/ Kinh tế tập đoàn
Link nguồn: http://kinhtetapdoan.vn/an-gia-group-khoi-no-tiep-tuc-phinh-to-chi-phi-tai-chinh-bao-mon-loi-nhuan-d12114.html#
Với quy mô lên tới 288ha và tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỷ đồng, Dự án Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Dốc Đá Trắng không chỉ là một dự án đơn thuần mà còn là cứ điểm chiến lược mới của Viglacera tại miền Trung.
Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục nhận thù lao 0 đồng
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Được biết, vị trí dự kiến triển khai dự án sẽ đặt tại khu vực phía Nam thành phố Phan Thiết kéo dài đến giáp ranh xã Thuận Quý - huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (trong đó giai đoạn 1 có diện tích hơn 180ha).
Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm nhanh và đột ngột.
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy mô dân số tại dự án gần 28.000 người với tổng diện tích gần 200ha. Dự kiến giá bán sẽ cao hơn so với các dự án khác trong khu vực.
Chủ tịch Tập đoàn Kosy từng đặt mục tiêu giai đoạn 2025 – 2029, trong lĩnh vực BĐS, doanh nghiệp cố gắng phải triển khai, hoàn thành cơ bản ít nhất 6 dự án BĐS lớn.