Bất động sản Biz

Tin ngân hàng ngày 27/4: Quý 1/2022, Techcombank báo lãi trước thuế 6.800 tỷ đồng, tăng 23%

Thứ tư, 27/04/2022 | 17:16 Theo dõi BĐS Biz trên

Bảo hiểm có thể mang về hàng chục ngàn tỷ đồng cho HDBank; Ông Đỗ Quang Hiển tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng SHB; BAOVIET Smart thêm nhiều tính năng nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Quý 1/2022, Techcombank báo lãi trước thuế 6.800 tỷ đồng, tăng 23%

Mới đây, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022. Theo đó, lợi nhuận trước thuế quý 1/2022 đạt 6,8 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 23,0% so với cùng kỳ năm trước).

Quý 1/2022, Techcombank báo lãi trước thuế 6.800 tỷ đồng, tăng 23%/Ảnh minh họa
Quý 1/2022, Techcombank báo lãi trước thuế 6.800 tỷ đồng, tăng 23%/Ảnh minh họa

Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động quý 1 năm 2022 tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước, lên 10,1 nghìn tỷ đồng, dẫn dắt bởi sự tăng trưởng ở cả thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Trong đó, thu nhập từ lãi đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước, nhờ danh mục tín dụng được mở rộng và biên lãi thuần (NIM) ổn định.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 24,1%, đạt 2,0 nghìn tỷ đồng, với sự đóng góp của thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) và thu từ thư tín dụng (LC), tiền & các khoản thanh toán tăng lần lượt 35,3% và 55,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) đạt 1,1 nghìn tỷ nhờ phí từ hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu tăng 132,5% và phí từ các dịch vụ IB khác tăng 41,0%. Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities) tiếp tục cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mới để phục vụ với tập khách hàng tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,7% với chi phí hoạt động tăng 21,3% so với cùng kỳ. Ngân hàng cho biết, chi phí hoạt động tăng chủ yếu do các khoản đầu tư vào công nghệ và hội sở mới (D’Capitale) để mở rộng kinh doanh, làm gia tăng chi phí khấu hao. Chi phí tư vấn (trong chi phí khác) tăng để hỗ trợ cho việc ra các quyết định chiến lược của ngân hàng.

Chi phí dự phòng giảm đáng kể, giảm 74,3% so với cùng kỳ năm trước, do nhiều khách hàng tiếp tục phục hồi khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, dẫn đến việc trích lập dự phòng thấp hơn, hoặc một số khoản trích lập dự phòng trước đây được hoàn nhập.

Tại ngày 31/3/2022, tổng tài sản Techcombank đạt 615,3 nghìn tỷ đồng, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý 1 năm 2022 đạt 418,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% so với cuối năm 2021. Trên báo cáo hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 49,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 171,6 nghìn tỷ đồng.

Trong quý 1 năm 2022, Techcombank đã thu hút thêm hơn 0,2 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên hơn 9,8 triệu. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý 1 năm 2022 lần lượt đạt 194,6 triệu giao dịch (tăng 42,2% so với cùng kỳ năm ngoái) và 2,7 triệu tỷ đồng (tăng 38,9% so với cùng kỳ năm ngoái).

Bảo hiểm có thể mang về hàng chục ngàn tỷ đồng cho HDBank

Chiều ngày 26/4, chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên 2022, trả lời câu hỏi của cổ đông về tình hình kinh doanh quý 1 và triển vọng mảng bảo hiểm nhân thọ liên kết ngân hàng, ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) cho biết, với đà phục hồi của nền kinh tế sau dịch bệnh, HDBank ghi nhận kết quả khả quan với tăng trưởng tín dụng 9,7%, tăng trưởng huy động vốn cao hơn toàn ngành với 8,1%. Chất lượng tài sản cải thiện, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng hợp nhất chỉ ở mức 1,17%, nợ xấu riêng lẻ theo định lượng là chưa đến 0,8%. Chỉ số an toàn vốn CAR đạt 14,2%. ROE quý 1 đạt hơn 25%.

Thu nhập của HDBank từ mảng dịch vụ, thu ngoài lãi tăng trưởng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có đóng góp tích cực từ mảng Bancas - thuộc top 5 thị trường và đang phấn đấu chiếm lĩnh vị trí cao hơn.

Mảng Banca khởi động lại vào cuối năm 2020 và thứ hạng trên thị trường liên tục cải thiện. Tới tháng 3/2022 là top 5 trên thị trường Banca, là ngân hàng duy nhất trong top đầu chưa ký hợp đồng độc quyền nào với đối tác bảo hiểm. Đây thể hiện sự hấp dẫn của mảng Banca của HDBank. Ở góc độ điều hành, HDBank còn nhiều room phát triển mảng bảo hiểm cũng như cơ hội tăng trưởng mà chưa cần hỗ trợ độc quyền của đối tác bảo hiểm, điều đó tạo giá trị cao hơn cho ngân hàng, giúp HĐQT có thể chọn lựa được đối tác mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông trong thời gian tới.

Ông Đỗ Quang Hiển tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng SHB

Tại phiên họp đầu tiên của nhiệm kỳ mới 2022 - 2027, ngoài việc thống nhất tiếp tục bầu ông Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ngân hàng SHB còn thống nhất chức danh đối với các thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới, cụ thể ông Võ Đức Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Thái Quốc Minh - thành viên Hội đồng Quản trị, ông Nguyễn Văn Lê - thành viên Hội đồng Quản trị, ông Đỗ Quang Vinh - thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc; ông Đỗ Văn Sinh - thành viên Hội đồng Quản trị độc lập.

Bên cạnh đó, Ban Kiểm soát SHB đã thống nhất cơ cấu, chức danh Ban Kiểm soát chuyên trách SHB nhiệm kỳ 2022 - 2027. Ông Phạm Hòa Bình, Trưởng Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 - 2022 tiếp tục được bầu giữ chức vụ này nhiệm kỳ mới. Bà Lê Thanh Cẩm và ông Vũ Xuân Thủy Sơn là hai thành viên chuyên trách Ban Kiểm soát.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, ông Đỗ Quang Vinh (sinh năm 1989), con trai cả của ông Đỗ Quang Hiển cũng chính thức trở thành thành viên HĐQT trẻ tuổi nhất của SHB. Đây cũng là một trong những người trẻ tuổi nhất ngồi ghế HĐQT một ngân hàng trong nước.

Ông Đỗ Quang Vinh có bằng thạc sỹ ngành tài chính - quản trị, trước đó từng đảm nhiệm các chức vụ như Giám đốc đầu tư tài chính quốc tế tại Tập đoàn T&T, Phó Tổng giám đốc ngân hàng SHB, Giám đốc khối ngân hàng số kiêm Phó giám đốc khối ngân hàng bán lẻ SHB...

Bên cạnh đó, trong phiên họp đầu tiên này, HĐQT SHB đã thống nhất thực hiện các mục tiêu kinh doanh trong năm 2022 được Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 30 thông qua. Cụ thể, năm 2022, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng trên 12%, vốn điều lệ tăng trưởng 37% so với năm 2021, lợi nhuận trước thuế dự kiến tối thiểu 11.686 tỷ đồng, tăng 87%; dự kiến chia cổ tức năm 2022 từ 18%.

Đối với các kế hoạch tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư chiến lược nước ngoài, SHB sẽ nỗ lực thực hiện đúng lộ trình trên cơ sở đảm bảo lợi ích của cổ đông, khách hàng, nhà đầu tư và lợi ích của SHB.

BAOVIET Smart thêm nhiều tính năng nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng

Bên cạnh việc hỗ trợ các giao dịch chuyển tiền, nạp tiền, thanh toán hóa đơn… mới đây, BAOVIET Smart được tích hợp thêm tính năng mua bảo hiểm. Theo đó, khách hàng có thể tra cứu thông tin về các sản phẩm bảo hiểm từ quyền lợi, phí bảo hiểm, danh mục bảo hiểm… ngay trên ứng dụng để tiết kiệm thời gian. Sau khi mua bảo hiểm, khách khách hàng có thể đóng phí bảo hiểm định kỳ ngay trên BAOVIET Smart, thanh toán phí bảo hiểm từ tài khoản hay thẻ liên kết trực tiếp với ứng dụng.

BAOVIET Smart thêm nhiều tính năng nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng.
BAOVIET Smart thêm nhiều tính năng nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng.

Với tính năng đặt vé tàu, đặt vé xe, khách hàng chỉ cần lựa chọn điểm đến, điểm đi, số lượng hành khách, thời gian, là có thể đặt vé. Thông tin về chuyến đi và mã đặt chỗ sẽ được gửi qua tin nhắn SMS và email ngay sau đó để khách hàng theo dõi và quản lý.

Ngoài ra, người dùng còn có thể đặt phòng khách sạn hay đặt vé xem phim ngay trên ứng dụng này. Tính năng cho phép khách hàng tìm kiếm sự lựa chọn phù hợp với hàng trăm gợi ý theo giá cả và chất lượng, cũng như thanh toán an toàn, tiện lợi.

Việc bổ sung thêm tính năng mới là nỗ lực của BAOVIET Bank nhằm đưa BAOVIET Smart từng bước trở thành một ứng dụng toàn diện, mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tiện ích cho khách hàng sử dụng và gắn kết với các sản phẩm khác trong hệ sinh thái Bảo Việt.

Huy Tùng (T/H)/Theo Petrotimes 

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-ngan-hang-ngay-274-quy-12022-techcombank-bao-lai-truoc-thue-6800-ty-dong-tang-23-649134.html

T&T Group hợp tác quản lý vận hành 'chuẩn Nhật Bản' tại dự án T&T City Millenia Long An

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millenia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản - Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
Năm 2023, 'hệ sinh thái' của đại gia Lê Văn Kiểm kinh doanh ra sao?

Năm 2023, "hệ sinh thái" của đại gia Lê Văn Kiểm kinh doanh ra sao?

Năm 2023, KN Cam Ranh và KN Vạn Ninh trong hệ sinh thái của đại gia Lê Văn Kiểm đều ghi nhận kết quả kinh doanh trái chiều, nợ phải trả đều tăng đáng kể.
Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội được dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2026

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội được dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2026

Dự đoán giá bán sơ cấp tại Hà Nội và TP HCM tiếp tục tăng, do thị trường dự kiến đón nhận thêm nhiều nguồn cung mới ở phân khúc cao cấp. Đặc biệt tại Hà Nội, giá bán sẽ tiếp tục tăng 10% trong 2024 và liên tục tăng khoảng 3% mỗi năm trong các năm 2025 và 2026.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Lãng phí 'đất vàng' hai bên bờ sông Hồng

Lãng phí "đất vàng" hai bên bờ sông Hồng

Ngày 26/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đã nói về việc phát triển đất vàng hai bên sông Hồng.
Thành viên của Xuân Thiện Group kinh doanh ngày càng 'lao dốc'

Thành viên của Xuân Thiện Group kinh doanh ngày càng "lao dốc"

Công ty NHNN Xuân Thiện Đắk Lắk được biết đến là một thành viên thuộc Tập đoàn Xuân Thiện (Xuân Thiện Group) - đơn vị quản lý, vận hành, khai thác cụm nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp giai đoạn 1, tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Đua nhau mua bất động sản ở nước ngoài, giới nhà giàu Việt đang “khát” dự án “vừa túi tiền”?

Đua nhau mua bất động sản ở nước ngoài, giới nhà giàu Việt đang “khát” dự án “vừa túi tiền”?

Vài năm trở lại đây, nhất là sau khi Covid xảy ra, ngày càng nhiều người siêu giàu Việt Nam chi tiền mua bất động sản nước ngoài. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay thị trường trong nước đang “khát” dự án phục vụ giới thượng lưu.
Quảng Nam kiến nghị “gỡ khó” cho loạt dự án bất động sản chậm triển khai

Quảng Nam kiến nghị “gỡ khó” cho loạt dự án bất động sản chậm triển khai

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Đoàn giám sát Quốc hội khóa XV xem xét các hướng xử lý đối với dự án bất động sản, trong đó có hàng chục dự án đến nay vẫn chưa xác định được giá đất.
Bất động sản Biz