Bất động sản Biz

‘Giải cứu’ những con đường tắc nghẽn ở TP.HCM: Hàng loạt dự án chậm tiến độ, do đâu?

Thứ sáu, 06/05/2022 | 13:24 Theo dõi BĐS Biz trên

TP.HCM thời gian qua luôn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước và là đô thị trung tâm của Nam Bộ. Đặc biệt, thành phố luôn chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

Tuy nhiên, việc triển khai chưa đồng bộ dẫn đến nhiều dự án trọng điểm vẫn đang bị chậm tiến độ, ngừng thi công trong thời gian dài, vô tình làm ảnh hưởng đến quy hoạch chung của thành phố. Đặc biệt một số khu vực trở thành “điểm nóng” về ùn tắc, kẹt xe vào mỗi giờ cao điểm khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều trở ngại.

Hàng loạt dự án chậm tiến độ

Lý giải về nguyên nhân ùn tắc giao thông tại TP.HCM, ông Ngô Hải Đường - Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT TP.HCM) cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, như: Ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân còn quá thấp; việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, kinh doanh; hay những sự cố như tai nạn giao thông, đổ ngã cây xanh,…

“Một nguyên nhân nữa không thể phủ nhận là việc hạ tầng giao thông tại TP.HCM vẫn chưa thật sự phát triển, nhiều dự án còn bỏ ngỏ chưa thể thực hiện hoặc chậm tiến độ, trong khi phương tiện cá nhân tham gia giao thông tăng cao”, ông Đường đánh giá.

Tại khu vực gần sân bay Tân Sơn Nhất có nhiều dự án được phê duyệt, lên kế hoạch triển khai từ năm 2016, như: Dự án cải tạo đường Cộng Hòa (từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long, quận Tân Bình) với tổng mức đầu tư 141,8 tỷ đồng; mở rộng đường Hoàng Hoa Thám (từ cổng doanh trại quân đội đến đường Cộng Hòa) có tổng đầu tư 257 tỷ đồng. Nhưng các dự án này hiện vẫn “án binh bất động” do phía quận Tân Bình chưa thể bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Trong đó, dự án đường nối đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (song hành với đường Cộng Hòa, dài 4km, thiết kế 6 làn xe), cửa ngõ thứ 2 vào sân bay Tân Sơn Nhất cũng được phê duyệt từ năm 2016, sau nhiều lần điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đã hơn 4.800 tỷ đồng. 

Công trình dự kiến sẽ khởi công trong quý 2/2022 và khai thác sau 18 tháng, khi hoàn thành dự án sẽ giúp đồng bộ với nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, cũng như góp phần giảm ùn tắc giao thông ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất, hoàn thiện hệ thống tại khu vực quận Tân Bình… Thời điểm hiện tại, công trình chưa thể giải phóng mặt bằng.  

 Nhiều dự án giao thông dang dở, chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến lưu thông trên đường, gây ra ùn tắc, kẹt xe.
 Nhiều dự án giao thông dang dở, chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến lưu thông trên đường, gây ra ùn tắc, kẹt xe.

Tương tự, hai dự án nâng cấp, mở rộng đường Tân Kỳ - Tân Quý (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến Cộng Hòa) với tổng mức đầu tư hơn 742 tỷ đồng và dự án nâng cấp, mở rộng đường Trường Chinh tổng mức đầu tư là 2.147 tỷ đồng được phê duyệt từ năm 2018 nhưng hiện tại vẫn chưa thể giải phóng mặt bằng.

Một dự án quan trọng nữa là đường Vành đai 2 được quy hoạch từ năm 2007, với tổng chiều dài 64km, quy mô 6 - 10 làn xe, chạy qua TP. Thủ Đức, quận 2, 7, 8, 12, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Hóc Môn. Đến nay toàn tuyến chỉ mới hoàn thành xong 50km, còn 14km chia làm 4 đoạn vẫn đang dang dở. Hiện, TP.HCM đang phấn đấu tái khởi động và cân đối vốn đầu tư cho 4 đoạn còn lại để khép kín toàn tuyến vào năm 2025. Khi hoàn thành Vành đai 2 giúp phân luồng, giảm áp lực giao thông nội đô. 

Đáng chú ý là dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội. Đây là trục giao thông kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng nối TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, đã có kế hoạch mở rộng xa lộ Hà Nội dài 15,7km đi qua TP.HCM và Bình Dương. Nhưng do chờ nhận mặt bằng để thi công và trùng lặp mặt bằng với các dự án khác nên một số hạng mục mở rộng Xa lộ Hà Nội phải “giậm chân tại chỗ”.

Hay dự án xây dựng đường song hành cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dù được khởi công từ năm 2015 nhưng đến dự án mới chỉ làm xong phần phát quang, đắp nền mà không tiến triển thêm. Dự án đường song hành này có chiều dài 3,2km từ nút giao An Phú đến đường Vành đai 2 (TP Thủ Đức), có tổng mức đầu tư 869 tỷ đồng. Nguyên nhân bị ngưng trệ được cho là vướng thủ tục pháp lý thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, dự án mở rộng đường Lương Định Của (đoạn từ Trần Não đến Nguyễn Thị Định), có chiều dài 2,5km, mở rộng lên 30m gồm 4 làn xe được khởi công từ năm 2015. Đến nay, dự án hoàn thành được khoảng 60% rồi tạm ngưng đã gần 7 năm. Chủ đầu tư đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị chính quyền TP Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ bồi thường bàn giao mặt bằng.

Đời sống người dân bị ảnh hưởng

Thời gian qua, người dân tại TP.HCM thường xuyên phải sống trong cảnh kẹt xe, tắc đường hàng giờ đồng hồ khi di chuyển từ ngoại thành đến trung tâm thành phố, đặc biệt là tại các khu vực cửa ngõ.

Trong đó, phía Tây, Tây Bắc được xem là “điểm nóng” về tình trạng ùn tắc, kẹt xe, khi có nhiều tuyến đường huyết mạch kết nối với sân bay Tân Sơn Nhất và đi các tỉnh miền Tây như: Trường Chinh, Cộng Hòa; quốc lộ 1A, quốc lộ 50, hay đoạn Tân kỳ - Tân Quý,…

Anh Lê Nam (32 tuổi), sống cạnh trục đường Cộng Hòa, quận Tân Bình cho biết tình trạng kẹt xe ở tuyến đường này đã diễn ra từ nhiều năm. Đặc biệt là ở các nút giao, có thời điểm lực lượng giao thông phải mất hàng giờ đồng hồ mới điều tiết được tình trạng kẹt xe. Mặc dù, ở khu vực này đã có nhiều công trình như cầu vượt Hoàng Văn Thụ, hay tuyến đường Cộng Hoà được xây dựng nâng cấp mở rộng nhưng vào những giờ cao điểm vẫn thường xuyên kẹt xe.

“Dù sống trong khu vực này, biết khi nào tắc đường nhưng cứ đi trúng vào giờ cao điểm, tôi phải mất đến cả tiếng đồng hồ mới đến nơi làm việc, thật sự ám ảnh”, anh Nam chia sẻ.

 Trục đường Cộng Hoà luôn trong tình trạng tắc đường mỗi khi đến giờ cao điểm, đặc biệt là đoạn vòng xoay Lăng Cha Cả.
 Trục đường Cộng Hoà luôn trong tình trạng tắc đường mỗi khi đến giờ cao điểm, đặc biệt là đoạn vòng xoay Lăng Cha Cả.

Tương tự, ở cửa ngõ phía Bắc, với các tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quốc lộ 13, Quang Trung (Gò Vấp, TP Thủ Đức, Bình Thạnh). Trong đó, quốc lộ 13 đoạn TP.HCM được ví như “nút thắt cổ chai” khiến việc lưu thông của người dân vào trung tâm thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì dự án mở rộng tuyến đường vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Đáng chú ý, ở cửa ngõ phía Đông, khu vực được đánh giá có tốc độ phát triển đô thị nhanh nhất ở TP.HCM với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thế nhưng, hạ tầng giao thông ở khu vực này vẫn khá hạn chế nên tình trạng ùn tắc, kẹt xe thường xuyên diễn ra, đặc biệt tại khu vực cảng Cát Lái và phà Cát Lái nơi có lưu lượng xe container rất lớn di chuyển. Các tuyến đường trong khu vực như: Nguyễn Duy Trinh, Đồng Văn Cống, Vành đai 2,… còn chật hẹp, chưa được nâng cấp mở rộng nên cũng trong tình cảnh tương tự.

Tình trạng kẹt xe, ùn tắc cũng xảy ra thường xuyên tại nhiều tuyến đường bên trong trung tâm thành phố. Tại ngã sáu vòng xoay Công trường Dân Chủ (gồm các đường: Cách Mạng Tháng 8, 3 tháng 2 (quận 10), Nguyễn Thượng Hiền, Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Nguyễn Thông (quận 3)) có hàng ngàn phương tiện lưu thông dồn về một lúc tại vòng xoay này khiến tình trạng ùn tắc, kẹt xe cả tiếng hồ trong các giờ cao điểm sáng và chiều.

Ông Nguyễn Văn Đạt (59 tuổi), làm nghề sửa xe gần vòng xoay Công trường Dân Chủ cho biết việc tắc đường tại đây diễn ra mỗi ngày, dù đi từ hướng nào.

“Có thời điểm đi từ đường Võ Thị Sáu ra 3 tháng 2, đoạn đường ngắn chừng 50m nhưng phải mất đến 30 phút”, ông Đạt nói.

Nhìn nhận ở góc độ kinh tế, TS. Lê Bá Chí Nhân -  Chuyên gia kinh tế cho rằng vấn nạn ùn tắc kẹt xe đang tác động rất tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội của thành phố. Ước tính, có hàng triệu giờ công lao động bị tiêu tốn vô ích với hàng ngàn tỷ đồng sản phẩm bị mất mát vì ùn tắc, kẹt xe.

“Mặc dù là trung tâm của khu vực phía Nam nhưng hạ tầng giao thông ở TP.HCM đang có dấu hiệu bị tụt hậu, chậm phát triển hơn so với một số tỉnh, thành khác như Bình Dương, Biên Hoà hay Bà Rịa-Vũng Tàu. Vì vậy, TP.HCM cần có những giải pháp đồng bộ để triển khai các dự án hạ tầng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khu vực”, TS. Lê Bá Chí Nhân nhận định.

Lý TuấnTheo Sở hữu trí tuệ 

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/giai-cuu-nhung-con-duong-tac-nghen-o-tphcm-hang-loat-du-an-cham-tien-do-do-dau-d138294.html

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến vay tối đa 30% tổng vốn đầu tư

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến vay tối đa 30% tổng vốn đầu tư

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chính phủ dự kiến sẽ vay tối đa 30% tổng vốn đầu tư, bao gồm khả năng vay từ các nguồn ODA hoặc vay trong nước, tùy vào lãi suất và điều kiện vay.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý

Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An; Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh... là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu phải hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán 2025

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu phải hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán 2025

Ngày 20/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (tại quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân) và chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, tổ chức triển khai thi công.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025

Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025

Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất dự án Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng

Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất dự án Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng

UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất tại Quyết định số 977 từ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển DIA – Hà Tây thành CTCP Đầu tư DIA. Giao gần 449,684m2 đất tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho CTCP Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng.
Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ

Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ

HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 20/11: Huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục đấu giá hàng chục lô đất

Lạng Sơn chấp thuận T&T Group nghiên cứu triển khai 2 dự án khu đô thị sinh thái; Bắc Giang quy định về điều kiện tách khu đất công thành dự án độc lập; Lào Cai tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai nhà ở xã hội… là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.
Bất động sản Biz