Theo đánh giá của SSI Research, dù thị trường nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM chứng kiến sự sụt giảm nguồn cung mới và số căn hộ bán được trong năm 2021, giá trị hợp đồng ký mới của một số công ty xây dựng trong năm lại tăng trưởng khá bất ngờ. Hãng phân tích này tin rằng giá trị hợp đồng mới tăng trong năm 2021 một phần có thể là do bị trì hoãn từ năm 2020 vì Covid-19.
Sau 2 năm gặp nhiều khó khăn, đến năm 2022 các doanh nghiệp xây dựng tự tin với mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng.
Sau 2 năm gặp nhiều khó khăn, đến năm 2022 các doanh nghiệp xây dựng tự tin với mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng.
Điển hình tại Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã: HBC), sau gần 4 năm khó khăn dưới tác động của các vấn đề pháp lý ở thị trường bất động sản, dịch bệnh, giá nguyên vật liệu thì doanh nghiệp xây dựng này vừa đề ra mục tiêu tham vọng cho năm 2022 với mức doanh thu cao nhất từ trước tới nay.
Cụ thể, HBC dự kiến doanh thu năm nay là 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 420 tỷ đồng. Con số này cao gần gấp đôi so với doanh thu và gấp 4 lần so với mức lợi nhuận mà Hòa Bình ghi nhận trong năm 2021.
Tương tự, Ban lãnh đạo Công ty Đầu tư Xây dựng Newtecons đặt mục tiêu kinh doanh năm 2022 dự kiến đạt 10.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 86,5% so với năm 2021. Mục tiêu tham vọng này đều dựa trên kỳ vọng tăng trưởng nhờ kế hoạch ưu tiên chi tiêu công của Chính phủ, lãi suất vay mua nhà hấp dẫn và sự phục hồi của thị trường bất động sản.
Trường hợp tại BamBoo Capital (mã: BCG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 đạt 4.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.200 tỷ đồng. Doanh thu này chủ yếu đến từ dự án Malibu Hội An và phân khu shophouse của Hoian d’Or.
Sau một năm kinh doanh bội thu, năm 2022 Phục Hưng Holdings (mã: PHC) xác định lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty vẫn là Xây lắp, Bất động sản và tiếp tục phát triển năng lượng. Do đó, doanh nghiệp này đã xây dựng kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu gần 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 106 tỷ đồng.
Sau năm kinh doanh thua lỗ, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) cũng vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu dự đạt hơn 8.010 tỷ đồng, cao gấp 2,7 lần so với kết quả năm 2021. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ mục tiêu đạt gần 757 tỷ, tăng mạnh so với phần lỗ ròng là 341 tỷ đồng năm 2021 và cũng là mức cao nhất từ năm 2018 tới đây.
Nguồn: CII
Tách khỏi Coteccons và lập hệ sinh thái riêng, Ricons báo lãi thấp nhất 5 năm, số dư tiền mặt giảm mạnh và lần đầu vay nợ ngắn hạn 240 tỷ. Bước sang năm 2022, Ricons tuy chưa công bố mục tiêu lợi nhuận cụ thể, song Ban lãnh đạo Ricons đề ra những mục tiêu trọng tâm về cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp đến khách hàng, song song cùng công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để mỗi nhân viên luôn sẵn sàng đồng hành và gắn bó lâu dài cùng Công ty.
Theo Báo cáo chiến lược triển vọng ngành xây dựng năm 2022 của VNDirect, trong các gói kích thích kinh tế sắp tới, Chính phủ đang có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư công vào năm 2022 nhằm bù đắp cho sự suy giảm của các động lực tăng trưởng khác. Dự kiến sẽ có 526 ngàn tỷ đồng giành cho giải ngân đầu tư công vào năm 2022 (tăng 10% so với kế hoạch đầu tư công năm 2021).
VNDirect dự báo giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 15-25% so với giải ngân thực tế năm 2021. Điều này kỳ vọng việc giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính cho ngành xây dựng hạ tầng trong năm 2022.
Ngoài ra, những chính sách hiện tại của Chính Phủ đang cho thấy sự ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường do sản xuất điện gây ra. Mục tiêu tăng trưởng kép công suất là 7,3% trong giai đoạn 2020 đến 2045 tương đương chiếm 41% tổng công suất điện của cả nước trong năm 2045, tăng mạnh từ mức 25,8% trong năm 2020.
VNDirect tin rằng, chính sách khuyến khích, phát triển điện gió của Chính phủ sẽ tiếp tục thu hút đầu tư tư nhân vào loại hình năng lượng tái tạo này. Từ đó, các nhà thầu xây dựng điện gió cũng sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này.
Bên cạnh đó, VNDirect kỳ vọng giá trị hợp đồng ký mới của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022-2023 dựa trên 3 yếu tố: Nhu cầu BĐS năm 2022 sẽ được thúc đẩy bởi thị trường phục hồi trên diện rộng; Nguồn cung mới phục hồi ấn tượng nhờ nới lỏng phát lý và lãi suất vay mua nhà thấp hỗ trợ quyết định việc mua nhà.
Như vậy, trải qua 2 năm gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp xây dựngtrong năm 2022 được kỳ vọng sẽ quay lại đà tăng trưởng nhờ kế hoạch ưu tiên chi tiêu công của Chính phủ, sự phục hồi của thị trường bất động sản và lãi suất hấp dẫn.
SSI Research cũng cho rằng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 tại doanh nghiệp xây dựng khá khả quan nhưng đã phản ánh vào định giá cổ phiếu.
Theo Hoàng Long/ Sở hữu trí tuệ
Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/dong-luc-nao-khien-doanh-nghiep-xay-dung-tu-tin-dat-muc-tieu-loi-nhuan-day-tham-vong-d133804.html
BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long. Với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, dự án hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ của Quảng Ninh.
Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND, cấm Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 4 năm.
Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi: Đây là sự chuẩn bị cho một bước ngoặt chiến lược đầy tham vọng, hay chỉ là phép thử mạo hiểm giữa cơn sóng lớn?
Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây. Mức vốn hóa này lớn hơn hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường chứng khoán.