Bất động sản Biz

Các ông lớn địa ốc chạy đua “săn” dự án “khủng” giữa mùa dịch

Thứ sáu, 27/08/2021 | 09:30 Theo dõi BĐS Biz trên

Dịch covid – 19 khiến các hoạt động mở bán, ra mắt dự án bị ngưng trệ. Vì vậy hiều “ông lớn” đã dành nguồn lực để “đi săn” dự án, mở rộng quỹ đất. Các địa phương như Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Cần Thơ,… đang được nhiều đại gia địa ốc nhắm đến khi hàng loạt dự án có quy mô “siêu khủng” được đề xuất.

Những dự án “siêu khủng” được đề xuất tại Hà Tĩnh

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, lượng sản phẩm bất động sản được đưa ra thị trường chỉ ở mức “nhỏ giọt”, việc mở bán, ra mắt dự án không còn đóng vai trò chính yếu trong giai đoạn này. Vì vậy hiều “ông lớn” đã dành nguồn lực để “đi săn” dự án, mở rộng quỹ đất.

Đặc biệt, tại những tỉnh có quỹ đất lớn và giàu tiềm năng như Lâm Đồng, Hà Tĩnh, Cần Thơ… thời gian gần đây đã liên tục công bố các thông tin liên quan đến việc doanh nghiệp đề xuất nghiên cứu, lập quy hoạch dự án; phê duyệt chủ trương, phê duyệt quy hoạch hay tìm nhà đầu tư cho các dự án mới… trong đó rất nhiều dự án “khủng” có tổng vốn đầu tư lên đến vài chục tỷ đồng đang được doanh nghiệp “nhắm” đến.

Đơn cử như Tập đoàn T&T Group đang đề xuất “siêu” dự án có quy mô lên đến hơn 50.000 tỷ đồng tại Hà Tĩnh.  Trong đề xuất xây dựng dự án, T&T Group cho biết sẽ xây dựng khu nhà ở 117 ha bao gồm đất ở thấp tầng và cao tầng với tổng số khoảng 3.860 căn biệt thự.

Hình ảnh phối cảnh dự án được giới thiệu trên một số website.

Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng khu dịch vụ, thương mại cao cấp khoảng 52 ha gồm tổ hợp vui chơi có thưởng, casino và khoảng 100 căn biệt thự siêu cao cấp cho thuê; khu du lịch nghỉ dưỡng khoảng 25 ha; khu vui chơi giải trí khoảng 27 ha; khu tổ hợp đầu mối, dịch vụ thương mại khoảng 23 ha đi cùng hệ thống các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật hiện đại...

Quy mô dân số trong vùng dự án khoảng 19.000 người, trong đó quy mô dân thường trú đạt 11.500- 12.000 người. Dự án có tổng diện tích 464,9 ha thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Tổng mức đầu tư dự kiến 50.403 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn tự có 8.053 tỷ đồng (tương đương 20%), vốn vay ngân hàng khoảng 20.392 tỷ đồng (tương đương 51%), còn lại huy động các nguồn vốn hợp pháp khác là 11.823 tỷ đồng (tương đương 29%).

Tại Hà Tĩnh, Tập đoàn T&T cũng đang xúc tiến một số dự án quy mô lớn khác như dự án Khu đô thị, thương mại dịch vụ, biệt thự sinh thái Nam Cầu Phủ (xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) có tổng vốn khoảng 3.687 tỷ đồng.

Ngoài ra, T&T cũng hợp tác với PV Power đề xuất đầu tư dự án điện khí LNG Vũng Áng 3 có vốn 3,5 tỷ USD tại thị xã Kỳ Anh.

Cùng với T&T Group, Tập đoàn Cá Tầm và các đơn vị thành viên cũng đang có những động thái đầu tư mạnh vào Hà Tĩnh khi liên tiếp đề xuất hàng loạt dự án “khủng” tại địa phương này.

Cụ thể, vào tháng 5/2021, CTCP Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang - một thành viên của Tập đoàn Cá Tầm đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh xin chấp thuận chủ trương nghiên cứu khảo sát, lập quy hoạch xây dựng dự án đầu tư Khu đô thị du lịch Kỳ Nam rộng 330ha với tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng tại huyện Kỳ Anh.

Sơ đồ quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan Khu đô thị du lịch Kỳ Nam

Trước đề xuất của doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản giao Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương và các cơ quan liên quan để kiểm tra, soát xét cụ thể đề xuất của nhà đầu tư; tham mưu phương án xử lý, báo cáo UBND tỉnh.

Cũng trong 5/2021, Công ty Cổ phần Cá Tầm Việt Nam có văn bản số 003/2021-TT.HĐQT ngày 19/5/2021 gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh xin chủ trương cho phép nuôi cá tầm tại hồ chứa nước Ngàn Trươi, huyện Vũ Quang.

Đến tháng 6/2021, CTCP Đầu tư Brothers Global (một thành viên khác của Tập đoàn Cá Tầm) đã có văn bản gửi UBND huyện Nghi Xuân về việc tài trợ toàn bộ kinh phí không hoàn lại để lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị thương mại dịch vụ Nam Sông Lam với quy mô khoảng 28,24 ha.

Đại gia đổ bộ Lâm Đồng “săn” dự án

Thị trường trường bất động sản chứng kiến cuộc đổ bộ của hàng loạt “đại gia” địa ốc đến Lâm Đồng. Mới đây nhất, Tập đoàn Hưng Thịnh gây nhiều chú ý khi đề xuất nghiên cứu, lập quy hoạch dự án có quy mô “siêu khủng” lên đến gần 6.000 ha tại tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, Hưng Thịnh đề xuất được mở rộng ranh lập quy hoạch phân khu 1/2.000 với quy mô 5.985 ha, trong đó diện tích mở rộng thêm khoảng 3.385 ha. Còn lại, phần diện tích 432 ha khu vực núi Sapung, TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho Hưng Thịnh nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 vào tháng 3/2020.

Phần diện tích 2.168 ha tại xã Lộc Châu, xã Đại Lào, TP Bảo Lộc và xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm được chấp thuận nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch phân khu 1/2.000 vào tháng 6/2021.

Họa đồ khu vực nghiên cứu dự án của Hưng Thịnh. Ảnh: Sở Xây dựng Lâm Đồng

Cũng tại Lâm Đồng, Hưng Thịnh cùng liên danh cũng đang nghiên cứu, khảo sát, tài trợ lập quy hoạch nhiều dự án lớn.

Hồi tháng 6, liên danh Tập đoàn Hưng Thịnh, Tập đoàn Đèo Cả và Tập đoàn Nam Miền Trung được Sở Xây dựng tỉnh chấp thuận nghiên cứu, khảo sát và tài trợ lập quy hoạch chung xây dựng khu chức năng quy mô 15.000 ha. Phạm vi đề xuất tại huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Liên danh còn đề xuất được tiếp cận và đăng ký đầu tư trên khu đất theo phương thức phù hợp với quy định pháp luật.

Ngoài ra, liên danh 3 nhà đầu tư này cũng  khảo sát, nghiên cứu và đề xuất đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc theo phương thức đối tác công tư (PPP). Tỉnh Lâm Đồng cũng giao liên danh tiếp tục khảo sát, nghiên cứu và đề xuất đầu tư dự án đoạn cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương.

Cuối tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản thống nhất cho CTCP Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh nghiên cứu khảo sát, lập ý tưởng thiết kế quy hoạch gồm khu vực đô thị phía Đông TP Đà Lạt với quy mô khảo sát khoảng 530 ha. Cụ thể, gồm một phần phường 9 (quy hoạch phân khu A9, B3), phường 11 (quy hoạch phân khu Ca, C2, C3) và phường 12 (khu vực hồ Than Thở).

Văn bản của UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất cho Đại Quang Minh nghiên cứu dự án.

Tương tự, CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland (công ty con của Tập đoàn Ecopark) cũng tài trợ lập quy hoạch Khu đô thị đường Nguyễn Hoàng và hồ Vạn Kiếp rộng 207 ha. Ngoài ra, Ecopark đang hướng tới 2 dự án tại TP Bảo Lộc là Khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung và Khu đô thị, dịch vụ giải trí – nghỉ dưỡng hồ Nam Phương 1 và hồ Nam Phương 2…

Tập đoàn Him Lam hiện đang xúc tiến đầu tư một số dự án tại TP Bảo Lộc như Khu dân cư phường B'Lao, khu du lịch sinh thái thác Đá Bàn, khu đô thị du lịch Thiên đường Mắc Ca và các tuyến đường kết nối giao thông trục Bắc – Nam; Hay “ông lớn” Novaland cũng tài trợ lập quy hoạch Khu đô thị Liên Khương - Prenn, huyện Đức Trọng quy mô gần 2.970 ha…

Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau… cũng được “nhắm đến”

Thời gian gần đây, Cần Thơ đón nhiều doanh nghiệp lớn về tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư như Hòa Phát, Sovico, T&T, Văn Phú Invest,…

Trong đó, Tập đoàn Sovico của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đang muốn đầu tư hàng loạt dự án BĐS lớn, quỹ đất dự kiến lên tới 2.600ha. Theo thông tin từ UBND TP Cần Thơ, các dự án này bao gồm: Khu Logistic và Công nghiệp Hàng không Cần Thơ tại đường Võ Văn Kiệt, quận Bình Thủy (quy mô khoảng 1.650 ha, giai đoạn 1 khoảng 350 ha); Khu đô thị du lịch sinh thái Phong Điền, huyện Phong Điền (quy mô khoảng 1.000 ha) và dự án Nhà bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay quốc tế Cần Thơ (1,8 ha).

Tập đoàn SOVICO đang nghiên cứu 3 dự án lớn tại Cần Thơ.

Tập đoàn Hoà Phát của tỷ phú Trần Đình Long gần đây cũng có động thái đầu tư hàng loạt dự án BĐS quy mô lớn ở địa phương này. 3 dự án mà Hoà Phát muốn đầu tư gồm: Khu đô thị thương mại - dịch vụ tại TP Cần Thơ, tổng quy mô hơn 540 ha. Trong đó, Khu đô thị thương mại - dịch vụ cao cấp tại quận Bình Thủy (452 ha); Khu đô thị thương mại - dịch vụ tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng quy mô 88,2 ha; Khu đô thị thương mại - dịch vụ tại đường Lê Lợi và đường Trần Văn Khéo thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều (6,24 ha).

Tại Cà Mau, vào tháng 3/2021, Tập đoàn T&T và UBND tỉnh Cà Mau đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực: đầu tư bất động sản, hạ tầng giao thông, cảng biển và logistics, năng lượng, du lịch và thương mại dịch vụ.

Theo đó, T&T đang nghiên cứu lập quy hoạch, thực hiện đầu tư sân bay Cà Mau, cảng nước sâu Hòn Gai, tuyến cao tốc từ TP Cà Mau tới Mũi Cà Mau, khu đô thị liên hiệp thể dục thể thao.

Tháng 4/2021, UBND tỉnh Cà Mau đã có buổi làm việc với Tập đoàn Tuần Châu Group của chúa đảo Tuần Châu Đào Hồng Tuyển và một số doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại địa phương này.

Theo đó, “Chúa đảo Tuần Châu” thể hiện mong muốn xây dựng thành phố hải sản 500ha ở Cà Mau. Tập đoàn Tuần Châu cũng đã hé lộ nhiều ý tưởng muốn đầu tư các dự lớn của tập đoàn này như các cảng biển và nếu cần thiết xây dựng cả sân bay…

Bạc Liêu cũng đang “lọt tầm ngắm” của loạt đại gia địa ốc. Điển hình, Tập đoàn Sao Mai muốn tài trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết ba khu đô thị với diện tích hơn 450 ha, gồm: Khu đô thị mới 1 tại phường 3, TP Vị Thanh (gần 45 ha); đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư thương mại tại phường 4, TP Vị Thanh và xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (hơn 59 ha); đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu dân cư - tái định cư phục vụ KCN Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A (khoảng 350 ha).

Trước đó, Tập đoàn Đất Xanh cũng là nhà đầu tư duy nhất được phê duyệt đáp ứng yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án Khu đô thị mới Mái Dầm, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành. Dự án có quy mô gần 97 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4.000 tỷ đồng.

Tập đoàn FLC cũng đề xuất làm hai dự án khu đô thị tại TP Vị Thanh. Dự án thứ nhất là KĐT mới kết hợp công viên cây xanh Vị Thanh phường V với quy mô khoảng 185 ha. Dự án thứ hai là Khu đô thị mới Nam Vị Thanh (phường V, TP Vị Thanh và huyện Vị Thủy) với quy mô khoảng 170 ha.

Theo Hải Lan - Huy Tùng/kinhtexaydung.petrotimes.vn

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/cac-ong-lon-dia-oc-chay-dua-san-du-an-khung-giua-mua-dich-623099.html

Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,43 tỷ USD

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản sếp thứ hai đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 8,3%.
Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Đại biểu Quốc hội: Có dấu hiệu đầu cơ, thao túng thị trường bất động sản

Trước tình trạng thị trường bất động sản hiện nay tăng giá cao, đột ngột, vượt xa thu nhập của đại bộ phận người dân, các đại biểu Quốc hội cho rằng có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở… là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

21 năm tù cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Chiều 5/8, sau 2 tuần xét xử và nghị án, TAND TP. Hà Nội đã tuyên án đối với cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) Trịnh Văn Quyết.
Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Toạ đàm “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em”

Ngày 02/8, tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhận diện tiêu chí chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em” nhằm giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc tìm kiếm, lựa chọn căn hộ phù hợp, góp phần quan
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời

Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng, tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, có cơ hội làl lại cuộc đời và gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án.
Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Dựng rạp để xét xử ông Trịnh Văn Quyết

Sáng nay 22/7, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.
Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Bài học từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại thủ đô thời gian qua: “Phòng còn hơn chống”

Nhìn từ các vụ hoả hoạn nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy công tác bảo đảm PCCC tại chung cư mini, nhà cao tầng cần phải được siết chặt hơn nữa....
Bất động sản Biz