Bất động sản Biz

Từ ngày 22/2, gần 710 triệu cổ phiếu FLC sẽ chuyển dữ liệu lưu ký sang UPCOM

Thứ ba, 21/02/2023 | 07:51 Theo dõi BĐS Biz trên

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) có thông báo về việc thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký gần 710 triệu cổ phiếu FLC của Công ty Cổ phần tập đoàn FLC từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) sang UPCoM kể từ ngày 22 2 2023.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC bị hủy niêm yết theo Quyết định số 51 ngày 13/2 của HoSE nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng nên phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM theo quy định tại Điều 133 Nghị định số 155 ngày 31/12/2020 của Chính phủ.

FLC lê UPCOM
Cổ phiếu FLC sắp lên sàn UPCoM.

Do vậy, kể từ ngày 22/2, VSD sẽ chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký chứng khoán FLC sang UPCoM. Tổng số cổ phiếu được chuyển sàn gần 710 triệu đơn vị, tương đương gần .

Với việc chuyển dữ liệu đăng ký, lư ký cổ phiếu, tới đây cổ phiếu FLC sẽ được giao dịch trở lại trên sàn UPCoM. Theo đó, gần 65.000 cổ đông sẽ được mua bán trở lại cổ phiếu FLC sau ít nhất nửa năm ngừng giao dịch.

Tại thời điểm bị đình chỉ giao dịch, cổ phiếu FLC đứng giá 3.570 đồng/cp, giảm hơn 85% so với mức giá cao nhất 24.100 đồng/cp (tháng 1/2022, thời gian cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết thực hiện bán “chui” gần 75 triêu cổ phiếu).

Theo quy định của Luật Chứng khoán hiện hành, công ty đại chúng là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ hoặc là công ty đã chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Do đó, cổ phiếu FLC vẫn đáp ứng điều kiện công ty đại chúng với vốn điều lệ 7.099,9 tỷ đồng, hơn 64.700 cổ đông.

Các vi phạm của FLC là chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022 dù đã quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính 31/12/2021, chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021 và chưa chọn được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm nay.

Ngay sau quyết định của HoSE, FLC đã kiến nghị các cơ quan quản lý xem xét lại quyết định hủy niêm yết khi giải thích rằng việc vi phạm công bố thông tin do "hoàn cảnh bất khả kháng".

Sau đó, bà Bùi Hải Huyền - Tổng giám đốc FLC - tiếp tục có văn bản trần tình về việc cổ phiếu FLC bị HoSE hủy niêm yết và xin lỗi cổ đông. Đồng thời bà khẳng định, sau khi cổ phiếu FLC bị hủy niêm yết trên HoSE, cổ đông vẫn được đảm bảo đầy đủ quyền lợi theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty.

UPCoM là từ viết tắt của Unlisted Public Company Market - thị trường của những công ty đại chúng chưa niêm yết. Sàn UPCoM là nơi tập hợp những công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn, phát hành chứng khoán ra công chúng nhưng chưa được niêm yết.

Sàn UPCoM hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Khi cổ phiếu của công ty chưa đăng ký hoặc không đủ điều kiện niêm yết trên sàn HoSE cũng như sàn HNX thì sẽ được giao dịch trên sàn UPCoM, hay thị trường UPCoM.

Với biên độ dao động của sàn UPCoM là cộng trừ 15% (trong khi các sàn HNX là cộng trừ 10% và sàn HoSE là cộng trừ 7%), cổ phiếu sàn UPCoM thường phù hợp với các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao.

Bảo Ngọc

Theo sohuutritue.net.vn Copy
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa công khai danh sách 42 đơn vị nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, với số tiền 769 tỷ đồng. Đứng đầu trong danh sách này là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với số tiền nợ là gần 278 tỷ đồng.
VIB 'ồ ạt' chào bán nhà đất thế chấp

VIB "ồ ạt" chào bán nhà đất thế chấp

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đang ồ ạt rao bán hàng loạt bất động sản để thu hồi nợ trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm.
Bất động sản Biz