Bất động sản Biz

Tin Ngân hàng nổi bật trong tuần: Yêu cầu đẩy nhanh cổ phần hóa Agribank

Thứ hai, 20/12/2021 | 13:50 Theo dõi BĐS Biz trên
Ngành ngân hàng tuần qua chứng kiến loạt thông tin đáng chú ý như: Ngân hàng nhà nước yêu cầu đẩy nhanh cổ phần hóa Agribank; HDBank thoái sạch vốn tại một doanh nghiệp dầu khí; hai ông lớn ngân hàng cùng siết nợ  một đại gia bất động sản Quảng Ninh;...

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank - Mã: HDB) vừa đăng ký bán toàn bộ 2,2 triệu cổ phiếu PTV (11% vốn điều lệ) của CTCP Thương mại Dầu khí (Petechim) với mục đích cơ cấu tại danh mục đầu tư.

Số cổ phiếu tương đương 11% cổ phần của Petechim sẽ được HDBank bán theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong thời gian từ ngày 23/12/2021 đến 21/1/2022.

Ông Trần Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc HDBank, hiện tại cũng là Thành viên HĐQT của Petechim.

Đóng cửa phiên 18/12, giá cổ phiếu PTV đạt 7.800 đồng/cp, tăng hơn 80% so với đầu năm nay. Ước tính với mức giá này, HDBank sẽ thu về gần 17,2 tỷ đồng nếu bán thành công số cổ phiếu trên.

Diễn biến cổ phiếu HDB vài tháng trở lại đây.

Hai cổ đông lớn nhất của Petechim hiện là Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) và CTCP Đầu tư và Xây dựng Tràng An với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 29% và 23,1%.

Petechim từng tham gia thực hiện các dự án tiêu biểu bao gồm Dự án Vietsopetro & PVEP, Dự án Thăng Long - Đông Đô, Dự án Nam Rồng - Đồi Mồi...

Kho bạc Nhà nước tiếp tục chào mua 300 triệu USD

Ngày 16/12, Kho bạc Nhà nước thông báo nhu cầu mua ngoại tệ từ ngân hàng thương mại đợt chào 10/ĐTNT-2021.

Theo đó, khối lượng Kho bạc Nhà nước dự kiến mua là 300 triệu USD; loại hình giao dịch là giao dịch giao ngay; ngày giao dịch là 17/12/2021; ngày thanh toán dự kiến là 21/12/2021. Với quy mô trên, dự kiến nguồn VND cung ứng vào hệ thống ngân hàng tiếp tục có thêm khoảng 6.900 tỷ đồng.

Như vậy, kể từ tháng 10/2021 đến nay, cơ quan này đã liên tiếp có 4 đợt chào mua với tổng 1,05 tỷ USD. Cụ thể, trong lần đầu tiên chào mua ngoại tệ tháng 10, Kho bạc Nhà nước đã mua vào 150 triệu USD. Đến tháng 11, cơ quan này chào mua thêm 250 triệu USD. Sang ngày ngày 14/12 thực hiện chào mua 350 triệu USD.

Đáng chú ý, động thái liên tục chào mua ngoại tệ với khối lượng lớn của Kho bạc Nhà nước diễn ra trong bối cảnh tỷ giá USD/VND vừa trải qua đợt biến động mạnh, tăng tới 100-200 VND chỉ qua một ngày trên thị trường liên ngân hàng và trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại.

Ngay sau đó, Ngân hàng nhà nước buộc phải hạ giá bán ra USD xuống mức 23.150 VND, tương đương bước giảm 706 VND, nhằm hạ nhiệt thị trường.

Tỷ giá trên các thị trường được bình ổn sau can thiệp trên dù vẫn có xu hướng tăng những phiên gần đây. Trên thị trường liên ngân hàng, giá USD giao ngay cũng đã nằm khá sâu dưới mốc 23.150 VND mà Ngân hàng Nhà nước đặt ngưỡng bình ổn.

Biến động tỷ giá USD/VND thời gian vừa qua.

VPBank "giải tỏa" gần 8 triệu cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng

Mới đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) cho biết sẽ thực hiện giải tỏa gần 8 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) phát hành trong năm 2019 và 2020.

Cụ thể, VPBank sẽ giải tỏa đợt 2 với 35% lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng trong đợt phát hành ESOP 2019, tương đương hơn 4,6 triệu đơn vị; và 30% số lượng lượng cổ phiếu trong đợt phát hành ESOP 2020, tương đương gần 3,2 triệu đơn vị. Thời gian thực hiện giải tỏa từ ngày 20/12 đến 24/12 tới đây.

Trước đó, năm 2020, VPBank đã chào bán 17 triệu cổ phiếu ESOP cho 745 cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp.

Số cổ phiếu phát hành bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm và được giải tỏa dần theo tỷ lệ 30% số cổ phần được mua sẽ được giải tỏa sau 1 năm, 35% cổ phần sẽ được giải tỏa sau 2 năm; 35% cổ phần sẽ được giải tỏa sau 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

Năm 2019, VPBank cũng đã phát hành 31 triệu cổ phiếu ESOP cho 725 nhân viên với giá 10.000 đồng/cp. Số cổ phiếu này có thời gian giải tỏa tương tự với đợt phát hành năm 2020.

Ở một diễn biến khác, mới đây, hơn 1,97 tỷ cổ phiếu VPB cũng đã chính thức về tài khoản nhà đầu tư vào giữa tháng 11, nâng tổng lượng cổ phần lưu hành của VPBank lên gần 4,446 tỷ đơn vị.

Đây chính là số cổ phiếu trong đợt phát hành trả cổ tức tỷ lệ 80% trong tháng 10 vừa qua. Cụ thể, ngân hàng đã phát hành 1,53 tỷ cổ phiếu phát hành để trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 62,15% và hơn 440 triệu cổ phiếu phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ 17,85%.

NHNN yêu cầu đẩy nhanh cổ phần hóa Agribank

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành quyết định số 1963 của NHNN ban hành chương trình hành động của ngành ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021- 2025.

Đáng chú ý, một trong những nhiệm vụ được NHNN đưa ra trong chương trình lần này là đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn; nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

“Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)”, quyết định nếu rõ.

Là một trong 4 ngân hàng có quy mô tài sản, dư nợ cho vay và số lượng khách hàng lớn nhất hệ thống, nhưng đến nay, Agribank là nhà băng duy nhất chưa thể cổ phần hóa. Trong khi đó, Vietcombank, VietinBank, BIDV đều đã hoàn tất quá trình này và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán từ lâu.

Thực tế, Agribank đã được cho phép cổ phần hóa từ năm 2007, nhưng đến năm 2008-2009 thì được NHNN đề xuất dừng vì khủng hoảng tài chính.

Năm 2017, ngân hàng này tái khởi động kế hoạch cổ phần hóa. Tuy nhiên, đến nay, Agribank vẫn chưa giải quyết được các vấn đề liên quan định giá tài sản là đất, tài sản gắn liền trên đất thuộc sở hữu của Nhà nước.

Theo báo cáo mới nhất NHNN gửi Quốc hội có đề cập tới tiến độ cổ phần hóa Agribank, đến ngày 31/8, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án sắp xếp đối với 2.094/2.174 cơ sở nhà, đất của Agribank.

Với 80 cơ sở nhà đất chưa được Bộ Tài chính phê duyệt, NHNN đã chỉ đạo, hướng dẫn Agribank rà soát lại để xây dựng, đề xuất phương án sắp xếp theo quy định nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.

Theo báo cáo tài chính mới nhất, tính đến hết tháng 6 năm nay, ngân hàng mẹ Agribank có tổng tài sản đạt trên 1,62 triệu tỷ đồng, tăng 3,46% so với đầu năm. Hai chỉ số tài chính quan trọng nhất, gồm cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng lần lượt đạt trên 1,23 triệu tỷ và trên 1,46 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 1,6% và 4,23% so với đầu năm.

Tính trong nửa đầu năm nay, ngân hàng mẹ Agribank cũng ghi nhận gần 33.600 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 9.464 tỷ, cao hơn 32% và 40% so với cùng kỳ năm 2020.

Hai ông lớn ngân hàng cùng siết nợ một đại gia bất động sản Quảng Ninh

Mới đây, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa thông báo bán khoản nợ có tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Tập đoàn Xuân Lãm (Tập đoàn Xuân Lãm) để xử lý thu hồi nợ vay.

Theo VietinBank, khoản nợ này có giá trị tính đến ngày 30/11 là hơn 60 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc 20,3 tỷ và nợ lãi 39,7 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là 3 lô đất có tổng diện tích gần 3.700m2 tại tỉnh Quảng Ninh do công ty này sở hữu.

Để thu hồi khoản nợ của doanh nghiệp BĐS tại Quảng Ninh này, VietinBank chào giá khởi điểm cho khối tài sản thế chấp này là gần 48 tỷ đồng.

Trước VietinBank, trong tháng 8/2021 và tháng 9, Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) cũng đã đấu giá toàn bộ khoản nợ của Tập đoàn Xuân Lãm và chi nhánh công ty tại Chi nhánh Mỹ Đình theo 2 hợp đồng tín dụng được ký vào năm 2013.

Khoản vay của Tập đoàn Xuân Lãm được đảm bảo bởi các quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị với tổng trị giá 117 tỷ đồng. Bao gồm: 1 quyền sử dụng đất chung cư diện tích 2.657m2 tại phường Trưng Vương, TPUông Bí, tỉnh Quảng Ninh; 1 quyền sử dụng đất xây dựng bãi đỗ xe, nhà văn phòng diện tích 12.607 m2 tại phường Thanh Sơn, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; 1 quyền sử dụng đất ở đô thị diện tích 10.556m2 tại phường Trưng Vương, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; 3 máy xúc lật; và 1 xe ủi bánh xích.

Toàn bộ khoản nợ của Tập đoàn Xuân Lãm và Chi nhánh Tập đoàn Xuân Lãm được Agribank bán đấu giá có tổng giá trị 312,5 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là: 122,1 tỷ đồng, nợ lãi 190,4 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Tập đoàn Xuân Lãm có địa chỉ tại Tổ 1 - Khu 1 - Phường Trưng Vương - Thành phố Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh. Doanh nghiệp được thành lập từ ngày 5/4/2004, người đại diện pháp luật là bà Phạm Thị Mai Hương.

Tập đoàn Xuân Lãm đang được giao làm chủ đầu tư thực hiện 2 dự án lớn tại Quảng Ninh là: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư và dịch vụ thương mại tại phường Trưng Vương, TP Uông Bí (11,1 ha); dự án khu đô thị tại phường Trưng Vương, TP Uông Bí (23,57 ha)

Theo Hoàng Long/ Sở hữu trí tuệ 

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/tin-ngan-hang-noi-bat-trong-tuan-yeu-cau-day-nhanh-co-phan-hoa-agribank-d28261.html

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa công khai danh sách 42 đơn vị nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, với số tiền 769 tỷ đồng. Đứng đầu trong danh sách này là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với số tiền nợ là gần 278 tỷ đồng.
VIB 'ồ ạt' chào bán nhà đất thế chấp

VIB "ồ ạt" chào bán nhà đất thế chấp

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đang ồ ạt rao bán hàng loạt bất động sản để thu hồi nợ trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm.
Bất động sản Biz