Bất động sản Biz

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần: Vietcombank bị mất ngôi vương lợi nhuận ngân hàng

Thứ bảy, 07/05/2022 | 08:24 Theo dõi BĐS Biz trên

Trong tuần qua, VPBank bất ngờ chiếm ngôi "quán quân" lợi nhuận của Vietcombank; Ngân hàng Nhà nước cho phép ACB tăng vốn lên gần 33.800 tỷ; NIM loạt ngân hàng giảm trong quý 1/2022;…là những tin ngân hàng đáng chú ý.


“Quán quân” lợi nhuận Vietcombank bị VPBank soán ngôi

Trong quý I/2022, VPBank bất ngờ chiếm ngôi "quán quân" lợi nhuận của Vietcombank khi lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hợp nhất đạt trên 11.146 tỷ, tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước.

Đây là mức lợi nhuận kỷ lục trong một quý mà ngân hàng ghi nhận được từ trước đến nay, góp phần đưa vốn chủ sở hữu của ngân hàng vượt lên trên 95.000 tỷ đồng.

Vietcombank xếp vị trí thứ hai với lợi nhuận trước thuế đạt 9.950 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Ngân hàng ghi nhận lãi thuần nhiều mảng kinh doanh như dịch vụ, chứng khoán đầu tư, hoạt động kinh doanh khác,… sụt giảm mạnh trong quý I.

Xếp sau đó là nhiều NHTM cổ phần khác như Techcombank (6.785 tỷ đồng), MB (5.908 tỷ đồng), hai ông lớn VietinBank và BIDV lần lượt xếp thứ 5 và 6 trong bảng xếp hạng về lợi nhuận.

Các ngân hàng tư nhân có quy mô nhỏ hơn như ACB, SHB, HDBank, hay VIB đều ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý I trên 2.000 tỷ đồng.

Xét về tốc độ tăng trưởng, Eximbank là ngân hàng có mức lợi nhuận tăng mạnh nhất so với cùng kỳ là 278%. Các ngân hàng khác cũng có lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ bao gồm VietABank (219%), VPBank (178%), SHB (94%), SeABank (87%).

Tại đại hội cổ đông thường niên 2022, Vietcombank đặt mục tiêu tăng lợi nhuận tối thiểu 12% so với mức thực hiện năm 2021, tương đương mức trên 30.676 tỷ đồng. Kết thúc 3 tháng đầu năm, Vietcombank đã thực hiện được 1/3 kế hoạch lợi nhuận tối thiểu.

Trong khi đó, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 107% lên khoảng 29.700 tỷ đồng và đã hoàn thành được gần 38% sau quý I.

Với kế hoạch đề ra và những gì thực hiện được, khó có thể khẳng định chắc chắn ngân hàng nào sẽ trở thành quán quân lợi nhuận khi kết thúc năm 2022.

Ngân hàng Nhà nước cho phép ACB tăng vốn lên gần 33.800 tỷ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản về việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).

Theo đó, NHNN chấp thuận việc ACB tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.755 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông ACB thông qua và Hội đồng quản trị ACB thống nhất triển khai.

Trước đó, cổ đông ACB đã thông qua kế hoạch phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021, theo tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu mới).

Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức sau khi đã trích lập đầy đủ các quỹ và lợi nhuận năm trước còn lại chưa chia theo báo cáo tài chính kiểm toán tại thời điểm 31/12/2021.

Sau khi chia cổ tức, vốn điều lệ của ACB dự kiến tăng từ 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành trong quý III/2022.

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần: Vietcombank bị mất ngôi vương lợi nhuận ngân hàng - Ảnh 2
Theo ban lãnh đạo ACB, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết đối với ngân hàng nhằm tăng thêm nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ. Đồng thời, ngân hàng cũng có thêm nguồn vốn để xây dựng văn phòng làm việc, cải tạo, sửa chữa, di dời trụ sở kênh phân phối; đầu tư vào các dự án thực hiện chiến lược 2019-2024.

NIM loạt ngân hàng giảm trong quý 1/2022

Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết 5 trong số 9 ngân hàng công bố báo cáo tài chính tại thời điểm cập nhật dữ liệu có NIM giảm theo quý. Ba trên 4 ngân hàng có NIM mở rộng là ngân hàng nhóm 1 – ngân hàng tư nhân quy mô lớn.

Cụ thể, NIM của VPBank tăng từ 9% lên 9,3%, NCB tăng từ 4,5% lên 4,9%. Trong khi đó, NIM của TPBank giảm từ 6,8% trong quý IV/2021 xuống còn 6,4% trong quý I/2022; Techcombank giảm từ 6,9% xuống còn 6,5%, Bac A Bank giảm từ 2,9% xuống còn 2,2%, …

Theo VDSC, triển vọng về NIM là tương đối phân hoá. Diễn biến lãi suất trong quý I đã chứng minh điều này.

Lợi suất cho vay tăng mạnh nhất tại VPBank (0,55 điểm %). VPBank là ngân hàng duy nhất có lợi suất cho vay tăng trưởng dương trong quý I/2022. Lợi suất cho vay giảm mạnh nhất theo quý ở Bac A Bank, tiếp theo là TPBank. Điều này giải thích cho sự thu hẹp liên tục ở NIM (hàng quý) của TPBank.

Thêm loạt ngân hàng báo lãi tăng trưởng quý 1/2022

Mới đây, ngân hàng MSB (mã: MSB) công bố BCTC quý 1/2022, thu nhập lãi thuần tăng 38% so với cùng kỳ năm trước, lên 1.964 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ghi nhận khoản lãi 336,5 tỷ đồng, tăng 3 lần so với quý I/2021. Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng báo lãi 245,9 tỷ đồng, tăng 2,4 lần.

Mảng mua bán chứng khoán kinh doanh tiếp tục ghi nhận lỗ 63 tỷ đồng, cải thiện nhẹ so với con số cùng kỳ năm trước, lỗ 66 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 68%, xuống 103,8 tỷ đồng. Hoạt động khác lỗ 244,4 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lãi hơn 90 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động tăng 3,8% lên 740,3 tỷ đồng, trích lập chi phí dự phòng giảm 16% còn 170,7 tỷ đồng. Kết thúc quý I, lãi trước thuế tăng 30% so với cùng kỳ, lên 1.195 tỷ đồng, tương đương 17,5% kế hoạch năm.

Đặc biệt, ngân hàng Eximbank ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 52%, lên mức 1.244 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 61% ghi nhận ở mức 153,3 tỷ đồng, trong khi lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư gần gấp đôi, lên 44 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác cũng tăng 2 lần so với cùng kỳ lên 126 tỷ đồng.

Hoạt động dịch vụ là mảng duy nhất giảm 25%, xuống 99 tỷ đồng.

Trong quý 1/2022, Eximbank giảm 50% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, còn hơn 158 tỷ đồng. Ngân hàng cho biết do trong kỳ, Eximbank trích lập bổ sung dự phòng trái phiếu đặc biệt VAMC hơn 328 tỷ đồng để tất toán hết. Kết quả, lãi trước thuế tăng gấp 2,8 lần, lên hơn 809 tỷ đồng, tương đương 32% kế hoạch năm.

"Ông lớn" BIDV cũng công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2022 với thu nhập lãi thuần tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 12.826 tỷ đồng. Trong kỳ, BIDV trích lập dự phòng 7.391 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Kết quả, lãi trước thuế tại BIDV đạt gần 4.514 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ, tương đương 22% kế hoạch năm.

Kết thúc quý 1/2022, ngân hàng Sacombank báo lãi trước thuế 1.274 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ, đạt 24% kế hoạch năm.

BIDV rao bán loạt tài sản thế chấp của Thép Việt Nhật, giá khởi điểm 440 tỷ đồng

Theo đó, tài sản đảm bảo cho khoản vay của Thép Việt Nhật tại BIDV là 2 bất động sản tại Hải Phòng gồm số 159 Bạch Đằng và Nhà máy cán Km9 quốc lộ 5, Quán Toan, Hồng Bàng.

Đồng thời, tài sản thế chấp cho khoản vay này còn có máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tại Nhà máy cán Km9 quốc lộ 5, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng và loạt phương tiện vận tải, xe máy công trình (xe Mercedes E240, Toyota Camry GLI, Toyota Hiace, cần trục bánh lốp tay lái nghịch Kato KR22H, cầu trục bánh lốp Kobelco RK 250).

Giá khởi điểm cho khoản nợ này bằng toàn bộ dư nợ gốc, lãi, lãi phạt tại thời điểm ký hợp đồng dịch vụ đấu giá, khoản nợ tạm tính đến hết ngày 28/2/2022 là 440 tỷ đồng.

Thép Việt Nhật được thành lập vào năm 1998. Ngành nghề kinh doanh chính là khai thác quặng sắt, sản xuất sắt, thép gang, hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác. Công ty có nhà máy cán thép có năng lực cán 240,000 tấn/năm và năng lực luyện 120,000 tấn/ năm, trên diện tích 5,6 ha tại Km9, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng với tổng mức đầu tư 30 triệu USD.

Bên cạnh đó, Thép Việt Nhật còn có Khu liên hợp luyện cán thép cao cấp Việt Nhật có công suất 1 triệu tấn/năm và 425m cảng biển có thể xuất nhập khẩu tàu từ 5,000 – 7,000 tấn, trên diện tích 26 ha tại KCN Nam Cầu Kiền, Thủy Nguyên, Hải Phòng với tổng giá trị đầu tư 150 triệu USD.

Theo Hoàng Long (t/h)/Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/tin-ngan-hang-noi-bat-trong-tuan-vietcombank-bi-mat-ngoi-vuong-loi-nhuan-ngan-hang-d139965.html

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản Biz