Bất động sản Biz

Tin ngân hàng ngày 20/1: Năm 2022, ngân hàng không được trả cổ tức bằng tiền mặt

Thứ năm, 20/01/2022 | 09:30 Theo dõi BĐS Biz trên

Xử lý nghiêm trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm khi cấp tín dụng; OCB cung cấp Giải pháp vốn trữ hàng dịp Tết cho doanh nghiệp…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Năm 2022, ngân hàng không được trả cổ tức bằng tiền mặt

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng giảm chỉ tiêu lợi nhuận, tiếp tục không chia cổ tức bằng tiền để hạ thêm lãi suất cho vay.

Các ngân hàng gần đây cũng "chuộng" phương án phát hành cổ tức bằng cổ phiếu thay vì chia tiền mặt, bởi cách này giúp tăng vốn điều lệ và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, thông qua đó nhà băng có dư địa tăng trưởng tín dụng tốt hơn.

Năm 2022, ngân hàng không được trả cổ tức bằng tiền mặt/Ảnh minh họa
Năm 2022, ngân hàng không được trả cổ tức bằng tiền mặt/Ảnh minh họa

Một trong những nhiệm vụ các nhà băng được giao trong năm 2022 là "giảm chi phí hoạt động, tiết giảm lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền" để dành nguồn lực giảm thêm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước năm ngoái cũng đã dùng nhiều cách từ việc hạ lãi suất điều hành hỗ trợ hệ thống, cho đến khuyến khích và dùng "quota" tăng trưởng tín dụng để tưởng thưởng các nhà băng trong việc giảm lãi cho vay. Trong đó, các nhà băng có vốn nhà nước là những đơn vị mạnh tay nhất trong chính sách giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp, theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.

Theo thống kê của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), lãi suất cho vay ghi nhận mức giảm khoảng 1,5% so với trước dịch Covid-19, trong khi đó lãi suất huy động giảm trung bình khoảng 1,7%.

Ngoài ra, theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2022, nhà băng cần ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 và doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt, có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh tốt.

Các nhà băng cần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng nhưng cần đảm bảo không nới lỏng các điều kiện để đảm bảo an toàn vốn vay. Như định hướng nhiều năm nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp...

Xử lý nghiêm trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm khi cấp tín dụng

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các TCTD phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống và xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN được ban hành gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo quan trọng về nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022.

Trong đó, đối với các Tổ chức tín dụng (TCTD) có hoạt động đại lý bảo hiểm, NHNN yêu cầu phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống và xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Bancassurance là hình thức hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm nở rộ nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều khách hàng, một số ngân hàng, tổ chức tín dụng có biểu hiện ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn đã gây bức xúc cho nhiều người thời gian qua.

Không chỉ Ngân hàng Nhà nước mà Bộ Tài chính cũng nhiều lần lên tiếng về thực trạng này. Trong công văn hồi tháng 12/2021, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật khác có liên quan.

"Trong trường hợp phát hiện có vi phạm quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm cần có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời theo quy định tại hợp đồng đại lý và quy định pháp luật có liên quan", Bộ Tài chính nhấn mạnh.

OCB cung cấp Giải pháp vốn trữ hàng dịp Tết cho doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cung cấp sản phẩm hỗ trợ tài chính cho nhà phân phối ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) với tỷ lệ cấp tín dụng lên đến 150% giá trị tài sản bảo đảm.

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm gia tăng của người dân trước Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp, nhà phân phối luôn phải chuẩn bị sẵn số lượng hàng hóa dự trữ lớn kèm theo đó là nhu cầu vốn. Tuy nhiên, không phải nhà phân phối nào cũng dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay với chi phí rẻ, thủ tục đơn giản và nhanh chóng.

OCB cung cấp Giải pháp vốn trữ hàng dịp Tết cho doanh nghiệp
OCB cung cấp Giải pháp vốn trữ hàng dịp Tết cho doanh nghiệp

Nắm bắt được khó khăn của các nhà phân phối khi tiếp cận nguồn vốn tăng thêm ngắn hạn này, OCB cung cấp sản phẩm "Hỗ trợ tài chính dành cho nhà phân phối ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)" với tỷ lệ cấp tín dụng lên đến 100% giá trị tài sản bảo đảm. Mức cấp thêm không cần tài sản bảo đảm lên đến 70 tỷ đồng với mỗi nhà phân phối. Vào mùa cao điểm Tết, ngân hàng sẽ cấp thêm hạn mức không cần tài sản bảo đảm với mức lãi suất cho vay vốn lưu động ưu đãi từ 6% một năm, kéo dài đến 30/6/2022.

Ngoài chương trình này, OCB tiếp tục ưu đãi giảm lãi suất tối thiểu 0,5% một năm cho các khoản vay ngắn hạn và giảm tối đa 50% phí phát hành thư bảo lãnh so với khách hàng thông thường, miễn phí giao dịch trên OMNI đối với khách hàng doanh nghiệp.

Thông qua sản phẩm "Hỗ trợ tài chính dành cho nhà phân phối ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)", OCB hy vọng sẽ chung tay giải quyết bài toán vốn của đối tác là nhà phân phối trong mùa cao điểm, tăng doanh số bán hàng do tăng khả năng trữ hàng, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Từ đó, tăng sức cạnh tranh với đối thủ và thắt chặt quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp, nhà sản xuất lớn, giúp nhà phân phối yên tâm tập trung vào phát triển kinh doanh.

Huy Tùng (T/H)/Theo Petrotimes

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/tin-ngan-hang-ngay-201-nam-2022-ngan-hang-khong-duoc-tra-co-tuc-bang-tien-mat-639640.html

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội được dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2026

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội được dự báo sẽ tăng liên tục đến năm 2026

Dự đoán giá bán sơ cấp tại Hà Nội và TP HCM tiếp tục tăng, do thị trường dự kiến đón nhận thêm nhiều nguồn cung mới ở phân khúc cao cấp. Đặc biệt tại Hà Nội, giá bán sẽ tiếp tục tăng 10% trong 2024 và liên tục tăng khoảng 3% mỗi năm trong các năm 2025 và 2026.
Đua nhau mua bất động sản ở nước ngoài, giới nhà giàu Việt đang “khát” dự án “vừa túi tiền”?

Đua nhau mua bất động sản ở nước ngoài, giới nhà giàu Việt đang “khát” dự án “vừa túi tiền”?

Vài năm trở lại đây, nhất là sau khi Covid xảy ra, ngày càng nhiều người siêu giàu Việt Nam chi tiền mua bất động sản nước ngoài. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay thị trường trong nước đang “khát” dự án phục vụ giới thượng lưu.
Quảng Nam kiến nghị “gỡ khó” cho loạt dự án bất động sản chậm triển khai

Quảng Nam kiến nghị “gỡ khó” cho loạt dự án bất động sản chậm triển khai

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Đoàn giám sát Quốc hội khóa XV xem xét các hướng xử lý đối với dự án bất động sản, trong đó có hàng chục dự án đến nay vẫn chưa xác định được giá đất.
Tin bất động sản tuần qua: Trà Vinh tìm chủ đầu tư cho khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng

Tin bất động sản tuần qua: Trà Vinh tìm chủ đầu tư cho khu đô thị hơn 3.000 tỷ đồng

Lào Cai bổ sung khu công nghiệp 1.000 ha vào quy hoạch; Đề nghị tập trung giải quyết kiến nghị về các dự án của Công ty Bách Đạt An; Lạng Sơn phê duyệt quy hoạch Khu đô thị Mỹ Sơn hơn 1.000 tỷ đồng...
Nhà ở xã hội 'ế' vì chủ đầu tư chọn sai địa điểm xây dựng

Nhà ở xã hội "ế" vì chủ đầu tư chọn sai địa điểm xây dựng

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) cho biết, trong giai đoạn thực thi Luật Nhà ở 2014, một số chủ đầu tư đã chọn xây dựng nhà ở xã hội ở vị trí khá xa trung tâm của tỉnh, thành phố, không có đủ dịch vụ, tiện ích...
Luật Đất đai năm 2024: Quy định về xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch với sổ đỏ

Luật Đất đai năm 2024: Quy định về xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch với sổ đỏ

Luật Đất đai số 31 2024 QH15 quy định xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 135).
Tin bất động sản ngày 22/3: Đồng Nai dành hơn 1.000ha đất để làm nhà ở xã hội

Tin bất động sản ngày 22/3: Đồng Nai dành hơn 1.000ha đất để làm nhà ở xã hội

Nghệ An tìm chủ đầu tư cho Dự án Khu đô thị gần 6.300 tỷ đồng; Loạt dự án chung cư Hà Nội tăng 20% giá trong 2 tháng đầu năm;Bình Định sắp có thêm khu công nghiệp rộng hơn 450 ha…là những tin tức bất động sản đáng chú ý
Tin bất động sản ngày 21/3: Dự án Cocobay Đà Nẵng chưa chuyển đổi loại hình căn hộ

Tin bất động sản ngày 21/3: Dự án Cocobay Đà Nẵng chưa chuyển đổi loại hình căn hộ

Giá nhà đất tại huyện Bảo Lâm đã giảm dần từ năm 2022 đến nay; Liên danh nào muốn đầu tư dự án khu đô thị hơn 500 tỷ tại Hải Phòng; Thái Nguyên mời gọi đầu tư dự án khu đô thị hơn 1.700 tỷ đồng… là những tin tức bất động sản đáng chú ý
Bất động sản Biz