Tin doanh nghiệp nổi bật trên sàn (ngày 24/10): PC1 sắp phát hành 35 triệu cp trả cổ tức 2021; Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng NDN bị bắt tạm giam; FLC và FLCHomes muốn bán tòa nhà 265 Cầu Giấy với giá 2.000 tỷ; Petrolimex (PLX) sắp chi hơn 1.500 tỷ đồng trả cổ tức 2021 là những thông tin đáng chú ý hôm nay, ngày 24/10.
PC1 sắp phát hành 35 triệu cp trả cổ tức 2021
CTCP Tập Đoàn PC1 (HOSE: PC1) thông báo chốt quyền phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 01/11/2022.
Với tỷ lệ thực hiện 100:15 (cổ đông sở hữu 100 cp được nhận 15 cp mới) cùng hơn 235 triệu cp đang lưu hành, PC1 sẽ phát hành thêm hơn 35 triệu cp để trả cổ tức. Sau đợt chi trả, vốn điều lệ của Công ty dự tính tăng lên khoảng 2.7 nghìn tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2022, PC1 ghi nhận lợi nhuận sau thuế 247 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ 2021. Nguyên nhân theo Công ty lý giải nằm ở khoản doanh thu hoạt động tài chính năm 2021 đã đánh giá lại khoản đầu tư từ Công ty liên kết thành Công ty con, dẫn đến ghi nhận đột biến 262 tỷ đồng trong báo cáo. Thêm vào đó, chi phí tài chính 6 tháng đầu 2022 tăng lên vì 3 dự án điện gió đã đi vào vận hành, dẫn đến tăng chi phí lãi vay.
Ngoài ra, việc đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản vay ngoại tệ cuối kỳ cũng khiến chi phí tài chính đội lên cao hơn. Mức lãi ghi nhận từ các công ty liên doanh, liên kết cũng giảm gần 43 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Kết phiên giao dịch ngày 24/10/2022, thị giá PC1 giảm kịch sàn còn 24.450 đồng/cp, đây cũng là mức giá thấp nhất của cổ phiếu doanh nghiệp này kể từ đầu năm.
Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng NDN bị bắt tạm giam
Ngày 22/10, CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) cho biết Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc của Công ty – ông Bùi Lê Duy đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Đà Nẵng ra quyết định khởi tố, đồng thời bắt tạm giam vào ngày 21/10.
Cụ thể, Cơ quan Công an TP. Đà Nẵng khởi tố ông Bùi Lê Duy về hành vi “vi phạm quy định về quản lý tài sản gây thất thoát lãng phí” liên quan đến các vấn đề từ trước năm 2008 (trước khi cổ phần hóa) tại Xí nghiệp công trình giao thông và xây dựng.
Theo đó, ông Bùi Lê Duy đang phối hợp cùng Cơ quan điều tra để làm rõ vụ việc nên vẫn chưa có kết luận cụ thể. NDN khẳng định sự việc này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Từ tháng 5/2018 đến nay, ông Bùi Lê Duy giữ chức Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT của CTCP Xây lắp Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDX), đồng thời cũng là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc NDN từ 2015 đến nay.
Trước ông Duy, một lãnh đạo khác của NDN là Cựu Tổng Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT – ông Nguyễn Quang Trung cũng đã bị bắt tạm giam vào năm 2021. Cụ thể, vào ngày 07/12/2021, Cơ quan Công an TP. Đà Nẵng đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam ông Trung về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý tài sản gây thất thoát lãng phí” theo Điều 219 BLHS.
Cơ quan điều tra bước đầu xác định ông Trung đã có hàng loạt sai phạm trong việc quản lý 7 công sản trên địa bàn Thành phố.
Theo kết quả điều tra, ngày 27/04/2009, trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa 3 ngày, ông Nguyễn Quang Trung đã đại diện Công ty chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại số 186 Trần Phú với giá gần 2 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định Công ty này đã không đấu giá bán tài sản, không tổ chức thực hiện việc chuyển nhượng công khai theo quy định của pháp luật, để gây thiệt hại cho nhà nước gần 1,5 tỷ đồng vào thời điểm 2009. Tổng giá trị thiệt hại liên quan đến việc quản lý 7 dự án tại NDN lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Trước đó, CTCP Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng cũng đã bị phát hiện bán hàng trăm căn hộ trái quy định tại dự án Monarchy (đường Trần Hưng Đạo, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà).
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 24/10, cổ phiếu NDN giảm kịch sàn với mức giá 6.900 đồng/cp.
FLC và FLCHomes muốn bán tòa nhà 265 Cầu Giấy với giá 2.000 tỷ
Ngày 21/10, CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes công bố thông tin về việc ngày 20/10, FLCHomes cùng với CTCP Tập đoàn FLC (FLC) đã ký kết hợp đồng với CTCP Gateway Hà Nội về việc mua bán công trình xây dựng gắn liền với đến quyền sử dụng đất tại địa chỉ: Số 265 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Giá bán công trình xây dựng là 2.000 tỷ đồng, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán.
Tòa nhà FLC Cầu Giấy bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2019. Tổng diện tích các sàn của tòa nhà này là hơn 101.000 m2 với 42 tầng, gồm 4 tầng hầm và 38 tầng nổi.
Tháng 11/2020, HĐQT FLC đã đồng ý sử dụng tòa tháp văn phòng này để gán toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của FLC, FLC Faros, FLCHomes, Bamboo Airways phát sinh tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB).
Đến cuối tháng 6/2022, HĐQT FLC đã ban hành nghị quyết thông qua việc FLC cùng với FLCHomes mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy từ OCB.
Ngày 29/08, HĐQT FLCHomes đã thông qua việc chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản giữa công ty này, FLC và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).
Cụ thể, hợp đồng sẽ hết hiệu lực khi FLC và FLCHomes đã liên đới hoàn trả toàn bộ khoản tiền đã nhận theo quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản cho OCB.
Sau khi chấm dứt hợp đồng, FLC và FLCHomes sẽ có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba khác tài sản là toàn nhà 265 Cầu Giấy với giá trị chuyển nhượng tối thiểu là 2.000 tỷ đồng (đã bao gồm thuế VAT và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán).
Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) thông báo chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 12%. Ngày giao dịch không hưởng quyền 09/11/2022.
Theo đó, cổ đông sở hữu 1 cp được nhận 1.200 đồng. Với hơn 1,27 tỷ cp đang lưu hành, ước tính PLX sẽ chi ra hơn 1.524 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông. Thời gian thanh toán dự kiến từ ngày 29/11/2022.
Trong cơ cấu cổ đông tại PLX, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp hiện đang là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 75.87%; tương ứng gần 982 triệu cp. Theo đó, Ủy ban này sẽ nhận về gần 1.180 tỷ đồng tiền cổ tức từ PLX.
Danh sách cổ đông lớn còn có Công ty TNHH Eneos Việt Nam nắm giữ 13.81% và Công ty TNHH Tư vấn và Holdings JX Nippon Oil & Enegry Việt Nam sở hữu 8%. Như vậy, 2 tổ chức này tương ứng sẽ nhận về hơn 203 tỷ đồng và hơn 124 tỷ đồng tiền cổ tức cho năm 2021.
Bên cạnh đó, PLX cũng thông báo sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường năm 2022 lần 2 dự kiến vào ngày 06/12 theo hình thức trực tuyến. Nội dung đại hội dự kiến bao gồm: Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025; kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021-2025.
Về kết quả kinh doanh, hiện, PLX chưa công bố BCTC quý 3/2022. Kết thúc quý 2/2022, Công ty đạt hơn 84.367 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 80% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá vốn tăng cao cộng thêm gánh nặng chi phí bán hàng, PLX lỗ ròng hơn 196 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi ròng gần 1.498 tỷ đồng.
Lỗ trong quý 2 khiến lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm của PLX giảm đến 90% so cùng kỳ, còn hơn 206 tỷ đồng.
Năm 2022, PLX đặt mục tiêu đạt 186.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 10% so với thực hiện năm 2021, nhưng dự kiến lợi nhuận trước thuế giảm 19%, còn 3.060 tỷ đồng.
Với lợi nhuận giảm không phanh trong 6 tháng, Tập đoàn mới chỉ thực hiện được 10% mục tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 24/10, cổ phiếu PLX rơi về kịch sàn với mức giá 29.300 đồng/cp.
Lợi nhuận 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp thép đang dần được hé lộ với những khoản lỗ lớn. Lời nói của tỷ phú Trần Đình Long dần được minh chứng rõ ràng hơn.
Tổng cục Thuế vừa công khai danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam năm 2021 (V.1000). Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công ty Cổ phần phát triển Thành phố Xanh… là những doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất năm 2021.
Để tiếp sức cùng với đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ sẽ tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối điều hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện đi đôi với xây dựng bộ máy hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả…
Gần đây, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu lấn sân bất động sản như Coteccons, Haxaco,... Mặt khác, có doanh nghiệp đã bắt đầu thoái vốn sau nhiều năm lấn sân sang lĩnh vực này như Xây dựng Hòa Bình, thậm chí còn ôm đất vàng rồi bỏ hoang như Tập đoàn Bảo Việt.
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn tiền trả nợ và xây dựng dự án.
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư siêu dự án Kenton Node để thu hồi nợ vay.
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản chiếm hơn nửa tổng tài sản của doanh nghiệp.
Năm 2023, loạt dự án bất động sản khu đô thị của Taseco Land như Central Square, Nghi Sơn Central Park... phải thế chấp ngân hàng. Mới đây, Taseco Land là đơn vị duy nhất đáp ứng điều kiện làm dự án khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh, Hà Nội.
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm sau 9 tháng. Tuy nhiên, tính đến 30/9/2024, nợ phải trả tại doanh nghiệp này cũng ghi nhận hơn 28.215 tỷ đồng.