Bất động sản Biz

Thành viên Vietracimex 'dồn dập' huy động vốn qua kênh trái phiếu

Thứ bảy, 11/12/2021 | 08:03 Theo dõi BĐS Biz trên
Gần đây, loạt công ty con của Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) lại đẩy mạnh huy động vốn qua đường trái phiếu. Đáng chú ý, tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu đều tập trung ở dự án Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch từng dính nhiều lùm xùm.

Mới đây, CTCP Năng lượng Hòa Thắng (Hòa Thắng) là thành viên của Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) thông báo đã phát hành thành công 880 tỷ đồng trái phiếu, loại hình không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản bảo đảm.

Được biết, đây là đợt phát hành thứ nhất trong kế hoạch phát hành 2 đợt trái phiếu nhằm huy động tối đa 1.880 tỷ đồng của Hòa Thắng để đầu tư vào dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 tại Bình Thuận.

Lô trái phiếu của Hòa Thắng có kỳ hạn dài ấn tượng, lên tới 12 năm 4 tháng (ngày đáo hạn là 31/12/2033); lãi suất áp dụng cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên là 10%/năm.

Toàn bộ số trái phiếu nêu trên được mua trọn bởi một tổ chức tín dụng trong nước, với sự thu xếp phát hành của CTCP Chứng khoán MB (MBS) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank).

Thông tin phát hành trái phiếu riêng lẻ tại CTCP Năng lượng Hòa Thắng (Nguồn: HNX

Tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu này gồm dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2; 103,4 triệu cổ phần phổ thông do Hòa Thắng phát hành; và các quyền tài sản phát sinh từ một số lô đất thấp tầng thuộc dự án Khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Đáng chú ý, vào cuối năm 2019, Hòa Thắng đã sử dụng toàn bộ tài sản này để bảo đảm cho lô trái phiếu trị giá 220 tỷ đồng. Số trái phiếu này có kỳ hạn lên tới 14 năm, lãi suất áp dụng cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên là 10%/năm.

Theo tìm hiểu, dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 được chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 4/2017, điều chỉnh chủ trương vào tháng 1/2019. Dự án này có công suất 100 MW, tổng vốn đầu tư dự kiến 4.736 tỷ đồng, đặt tại xã Hòa Thắng, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, Bình Thuận. 

Trước đó, vào tháng 5/2021, Vietracimex đã đăng ký phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu, bao gồm 3 lô trái phiếu trị giá 600 tỷ đồng (kỳ hạn 5 năm) và 1 lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng (kỳ hạn 4 năm).

Đây đều là các lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm, có lãi suất kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, không phải là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành.

Lãi suất áp dụng cho năm đầu tiên của trái phiếu là 10%/năm. Mỗi kỳ tính lãi tiếp theo (3 tháng/lần), lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 3,3%/năm.

Tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu bao gồm: quyền tài sản phát sinh từ một số lô đất thấp tầng của dự án Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch tại huyện Hoài Đức, Tp. Hà Nội thuộc sở hữu của Vietracimex; quyền tài sản gắn liền với hợp đồng BCC ký kết giữa Vietracimex với Cà Mau 1A.

Kết thúc đợt phát hành, số tiền thực tế Vietracimex thu về từ việc phát hành trái phiếu chỉ là 420 tỷ đồng, với sự thu xếp của CTCP Chứng khoán MB (MBS) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank).

Toàn bộ số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được Vietracimex dùng để tài trợ phương án hợp tác đầu tư (BCC) với CTCP Năng lượng Cà Mau 1A (Cà Mau 1A) - công ty con của Vietracimex - để thực hiện dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1A do Cà Mau 1A làm chủ đầu tư.

Cà Mau 1A được thành lập vào cuối tháng 11/2018 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó Vietracimex góp 969,9 tỷ đồng, chiếm 96,99% vốn điều lệ.

Trong vòng 2 năm (12/2018 -12/2020), Vietracimex và các công ty thành viên đã hút được lượng lớn nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu. 

Nguồn: HNX

Cụ thể, tháng 12/2019, Vietracimex đã huy động thành công 2.500 tỷ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu của CTCP Năng lượng Hồng Phong 1 (Hồng Phong 1). Được biết, Hồng Phong 1 được thành lập cùng thời điểm với Hồng Phong 2, đồng thời cũng là thành viên của Vietracimex khi công ty này trực tiếp nắm giữ 96% vốn điều lệ tại Hồng Phong 1.

Theo đó, Hồng Phong 1 đã phát hành liên tiếp 2 lô trái phiếu gồm 1 lô 2.150 tỷ đồng có kỳ hạn 15 năm và 1 lô 400 tỷ đồng có kỳ hạn 5 năm. Cả 2 lô trái phiếu này đều là trái phiếu không chuyển đổi, không phải là nợ thứ cấp và được bảo lãnh thanh toán bởi CGIF.

Giữa năm 2020, CTCP Năng lượng Hồng Phong 2 phát hành thành công 6 lô trái phiếu, với tổng giá trị 1.600 tỷ đồng. Trong đó có 1 lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng và 5 lô trái phiếu trị giá 280 tỷ đồng.

6 lô trái phiếu này đều là trái phiếu không chuyển đổi, có kỳ hạn 6 năm, được bảo đảm bằng tài sản. Đối với 4 kỳ tính lãi đầu tiên, lãi suất cố định là 10%/năm, sau đó thả nổi. Trái chủ nhận trái tức 3 tháng/lần.

Để bảo đảm cho lô trái phiếu này, Hồng Phong 2 sử dụng quyền tài sản và tài sản hình thành trong tương lai của một số lô đất thấp tầng của dự án Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch tại xã Kim Chung và xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, Tp. Hà Nội.

Đồng thời, công ty này cũng sử dụng quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với dự án Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B và toàn bộ cổ phần của các cổ đông sở hữu tại Hồng Phong 2 để đảm bảo cho các lô trái phiếu trên.

Trong trường hợp tổng giá trị tài sản bảo đảm trên thấp hơn giá trị bảo đảm tối thiểu, Hồng Phong 2 sử dụng thêm các tài sản khác (tiền gửi, bất động sản…) theo quy định của đại lý tài sản bảo đảm.

Trái chủ duy nhất mua trọn 6 lô trái phiếu này là Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank).

Nguồn: HNX

Siêu dự án Kim Chung - Di Trạch từng nợ trăm tỷ tiền sử dụng đất, rao bán khi chưa đủ điều kiện

Vietracimex được giao làm chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch ngay từ năm 2006. Vào thời hoàng kim, giá đất nền tại Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch có thời điểm lên tới 50 - 70 triệu đồng/m2, gấp 3 - 4 lần giá gốc. Tuy nhiên, hơn 10 năm dự án mới chỉ xây dựng một số dãy nhà biệt thự dở dang, phần lớn diện tích vẫn để hoang hóa, cỏ cây mọc um tùm.

Cuối năm 2020, Cục thuế Hà Nội khẳng định, chủ đầu tư dự án KĐT mới Kim Chung - Di Trạch tính đến ngày 31/10/2020 còn nợ tiền chậm nộp tiền sử dụng đất và tiền chậm nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tổng cộng hơn 463,9 tỷ đồng. Ngoài ra, Cục thuế Hà Nội cho biết, Thanh tra Chính phủ đang dự thảo kết luận liên quan đến dự án này.

Đáng chú ý, cũng trong thời điểm cuối năm 2020, trên các trang mạng, diễn đàn bất động sản xuất hiện rầm rộ các thông tin rao bán và thổi giá sản phẩm biệt thự, liền kề tại dự án KĐT mới Kim Chung – Di Trạch với tên thương mại Hinode Royal Park. Trong khi đó, thông tin từ Phòng quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng TP Hà Nội), dự án KĐTM Kim Chung - Di Trạch chưa có thông báo của Sở Xây dựng về đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai.

Theo đó, dự án Kim Chung - Di Trạch mới được điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 8/2020. Chủ đầu tư sẽ phải làm thủ tục điều chỉnh quyết định giao đất theo chủ trương mới.

Vietracimex do ông Võ Nhật Thăng làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc và đại diện pháp luật. Vietracimex từng là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (trực thuộc Bộ Giao thông vận tải). Sau khi cổ phần hóa, ông Võ Nhật Thăng (sinh năm 1959) đã thâu tóm 93,37% cổ phần và lập ra nhiều công ty con.

Cụ thể, Vietracimex đang sở hữu loạt công ty con, hoạt động chủ yếu ở 4 mảng chính là bất động sản; sản xuất công nghiệp; năng lượng và thương mại dịch vụ.

Ngoài ra còn có các công ty khác như: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng điện Long Hội (chủ đầu tư dự án thủy điện Đạ Dâng, tỉnh Lâm Đồng); Công ty Cổ phần Bột giấy VNT19 (sở hữu nhà máy bột giấy VNT19 tại Quảng Ngãi); Công ty Cổ phần Trung Đức; Công ty Cổ phần Vietracimex Hà Giang (chủ đầu tư dự án Thủy điện Bắc Mê)...

Trong lĩnh vực năng lượng, Vietracimex là chủ đầu tư hàng loạt dự án thủy điện như Nhà máy Tà Thàng tại Lào Cai (công suất 60 MW, tổng vốn đầu tư 2.147 tỷ đồng), Nhà máy Bắc Mê tại Hà Giang (công suất 45 MW, tổng vốn đầu tư 2.394 tỷ đồng), Nhà máy Đạ Dâng - Đa Chomo tại Lâm Đồng (công suất 24 MW, tổng vốn đầu tư 653 tỷ đồng).

Vietracimex cũng đang triển khai các dự án thủy điện Nậm Mô 1 (với công suất 90 MW, tổng vốn đầu tư 4.128 tỷ đồng) và Mỹ Lý 1 (với công suất 180 MW, tổng vốn đầu tư 7.824 tỷ đồng), tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.

Ít năm gần đây, Vietracimex của vị doanh nhân Võ Nhật Thăng đẩy mạnh sang lĩnh vực năng lượng tái tạo. Nổi bật trong đó là bộ đôi dự án quang điện Hồng Phong 1A (công suất 150 MW) và Hồng Phong 1B (công suất 100 MW) có tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng.

Đầu năm 2021, Vietracimex đã tổ chức lễ khởi công án điện gió Cà Mau 1 - giai đoạn 1, bao gồm 4 nhà máy 1A, 1B, 1C, 1D, được xây dựng trên vùng biển thuộc các xã Tân Tiến, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi và xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn.

Dự án này có công suất 350 MW, tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong quý 4/2021. Trong giai đoạn 1, Vietracimex sẽ tiến hành lắp dựng 83 turbine gió với công suất 4,5 MW/turbine. Tổng công suất phát điện của dự án dự kiến đạt 1,1 triệu MWh/năm.

Theo Hoàng Long (t/h)/ Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/thanh-vien-vietracimex-don-dap-huy-dong-von-qua-kenh-trai-phieu-d121368.html

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó nợ trái phiếu chiếm hơn 12.000 tỷ đồng.
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?

Năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà Xuân Thiện kinh doanh ra sao?

Tính đến ngày 8/4/2024 đã có 5 pháp nhân trong hệ sinh thái Xuân Thiện là Tập đoàn Xuân Thiện, Xuân Thiện Đắk Lắk, CTCP Ea Súp 3, CTCP Ea Súp 1 và CTCP Xuân Thiện Yên Bái công bố tình hình tài chính năm 2023 với kết quả kinh doanh ảm đạm.
Novaland nhận 'tin vui kép' cổ phiếu NVL cấp margin trở lại, 25 trái chủ đồng ý đổi khoản nợ 7.000 tỷ đồng lấy cổ phiếu

Novaland nhận 'tin vui kép' cổ phiếu NVL cấp margin trở lại, 25 trái chủ đồng ý đổi khoản nợ 7.000 tỷ đồng lấy cổ phiếu

Novaland vừa có thông báo về kết quả việc triển khai thỏa thuận dàn xếp để tái cấu trúc khoản nợ trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu đô la Mỹ thành cổ phần phổ thông của Doanh nghiệp. Theo đó, 25 trái chủ đồng ý đổi khoản nợ 284 triệu đô la để lấy cổ phiếu Novaland. Cùng thời điểm, cổ phiếu được cấp margin trở lại.
Tập đoàn Đèo Cả: Lợi nhuận trăm tỷ nhưng nợ vay đã vượt 21.000 tỷ, triển khai loạt kế hoạch khủng

Tập đoàn Đèo Cả: Lợi nhuận trăm tỷ nhưng nợ vay đã vượt 21.000 tỷ, triển khai loạt kế hoạch khủng

Năm 2024, CTCP Tập đoàn Đèo Cả sẽ tiến hành hàng loạt kế hoạch lớn với số vốn khủng. Trong khi đó, doanh nghiệp này đang vay nợ hơn 21.000 tỷ, chiếm 46% nguồn vốn.
Một 'ông trùm bất động sản' đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.900 tỷ đồng trong năm 2024 trước trong bối cảnh thị trưỡng 'bão giá'

Một 'ông trùm bất động sản' đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.900 tỷ đồng trong năm 2024 trước trong bối cảnh thị trưỡng 'bão giá'

Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đáng chú ý, ông trùm bất động sản...
DIC Corp đặt kế hoạch doanh thu 2.300 tỷ đồng trong năm 2024 và tăng vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng

DIC Corp đặt kế hoạch doanh thu 2.300 tỷ đồng trong năm 2024 và tăng vốn lên hơn 10.000 tỷ đồng

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG : HoSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024...
Bất động sản Biz