Bất động sản Biz

Loạt công ty chứng khoán chi tiền 'khủng' trở thành cổ đông lớn các tập đoàn

Chủ nhật, 26/09/2021 | 22:26 Theo dõi BĐS Biz trên

Làm ăn có lãi, chỉ trong thời gian ngắn ba công ty chứng khoán gồm VFS, VCI, HSC chịu chi tiền 'khủng' để trở thành cổ đông của Tập đoàn Hà Đô, CTCP PVI…

Mới đây, CTCP Chứng khoán Nhất Việt (UPCoM: VFS) báo cáo vừa mua vào 1,4 triệu cổ phiếu, tương đương 12,26% vốn của CTCP CENCON Việt Nam (UPCoM: CEN). Trước giao dịch, Chứng khoán Nhất Việt chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu CEN nào. Theo đó, tổ chức này trở thành cổ đông lớn tại CEN kể từ ngày 17/09.

Chứng khoán Nhất Việt (VFS) mua 1,4 triệu cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn của CENCON

Vào ngày 17/09, CEN chào bán thành công 7,6 triệu cổ phiếu ra công chúng. Trong đó, CEN đã chào bán được 6,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và 1,4 triệu cổ phiếu còn lại chính là khối lượng đã được phân phối tiếp cho VFS cũng với giá 10.000 đồng/cp. Như vậy thương vụ mua vào của VFS có giá trị trên 14 tỷ đồng.

Ngoài VFS, Công ty có 4 cổ đông lớn khác đều là cổ đông cá nhân trong đó Chủ tịch Trần Mạnh Sơn nắm 39,77% vốn.

Không chỉ Chứng khoán Nhất Việt chi tiền ‘khủng’ để trở thành cổ đông lớn, trước đó Chứng khoán Bản Việt (VCI) đã trở thành cổ đông lớn tại Tập đoàn Hà Đô (HDG) khi chi hơn 400 tỷ đồng mua 9 triệu cp của Công ty này.

Cụ thể, trước giao dịch, Chứng khoán Bản Việt chỉ nắm giữ hơn 2 triệu cổ phiếu HDG (1,23%). Sau khi hoàn tất thương vụ, VCI sở hữu hơn 11 triệu cổ phiếu HDG, tương đương 6,95% vốn của Công ty này. Chiếu theo giá 43.400 đồng/cp (chốt phiên 05/07), ước tính VCI đã chi hơn 406 tỷ đồng cho thương vụ này.

Chứng khoán Bản Việt đã chi 400 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn tại HDG.

Liên quan đến cổ đông lớn, CTBC Vietnam Equity Fund - nhóm cổ đông lớn của HDG từ đầu năm 2021 đến nay - đã thực hiện 3 giao dịch bán và 1 giao dịch mua cổ phiếu HDG với tổng khối lượng bán ra là 417.000 cổ phiếu và khối lượng mua vào là 60.000 cổ phiếu. Hiện, quỹ này vẫn đang là cổ đông lớn của HDG với tỷ lệ sở hữu 6,88%.

Lâu hơn nữa, CTCP Chứng khoán TP. HCM (HSC) đã trở thành cổ đông lớn của CTCP PVI (HNX: PVI) từ ngày 22/6 sau khi mua vào hơn 13,8 triệu cổ phiếu PVI.

Tỷ lệ sở hữu của HSC tại PVI sau giao dịch là 6,19%, trước đó công ty chứng khoán này không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của PVI.

Theo tìm hiểu, giao dịch thỏa thuận 13,8 triệu cổ phiếu PVI được giao dịch thỏa thuận với giá 36.200 đồng/cp tại phiên 22/6, tương ứng tổng giá trị hơn 501 tỷ đồng. Mức 36.200 đồng/cp là giá sàn trong phiên hôm đó.

Đây là số lượng cổ phần được cổ đông chiến lược của PVI - HDI Global SE (Đức) bán ra sau khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tuýt còi về tỷ lệ sở hữu. Một vị lãnh đạo của công ty chứng khoán cho biết hai bên lựa chọn phương án này để giảm tối đa mức phí giao dịch. 

Tuy nhiên, đến ngày 20/7/2021 Chứng khoán HSC bán ra hơn 9,2 triệu cổ phiếu PVI, ước thu 345 tỷ đồng và chính thức không còn là cổ đông lớn của CTCP PVI. Số lượng cổ phiếu PVI mà HSC nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch là 4,6 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 2,06%.

HSC chi hơn 501 tỷ đồng làm cổ đông lớn của PVI

Trong ngày 20/7, cổ đông lớn của CTCP PVI là HDI Global SE cũng mua thành công 9,2 triệu cổ phiếu PVI. Không ngoại trừ khả năng đây là một cuộc "trao tay" khác giữa HSC và HDI Global SE.

Trước bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng phát triển cả về chỉ số lẫn thanh khoản, các công ty chứng khoán (CTCK) được cho là hưởng lợi nhất. Chỉ sau 8 tháng đầu năm nay, nhiều CTCK đã sớm vượt chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra cho năm 2021. Trên đà này, một số CTCK đã quyết định tăng chỉ tiêu lợi nhuận cả năm lên.

Theo Hoàng Long - Huy Tùng/ petrotimes.vn

Link nguồn: https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/loat-cong-ty-chung-khoan-chi-tien-khung-tro-thanh-co-dong-lon-cac-tap-doan-627344.html

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
Bất động sản Biz