Bất động sản Biz

Hạn mức trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tối đa là 125 triệu đồng

Thứ sáu, 22/10/2021 | 11:01 Theo dõi BĐS Biz trên

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2021, thay thế Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017.

Theo Quyết định 32, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa sẽ là 125 triệu đồng.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm được điều chỉnh lên 125 triệu đồng thể hiện quyết tâm của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) trong việc bảo vệ người gửi tiền ngày càng hiệu quả hơn.

Từ ngày 12/12, hạn mức trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tối đa là 125 triệu đồng/Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, mặc dù hạn mức trả tiền bảo hiểm được điều chỉnh tăng, song phí bảo hiểm tiền gửi vẫn được giữ nguyên để tránh gây áp lực lên các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Theo BHTGVN, hạn mức 125 triệu đồng bảo vệ toàn bộ đối với tiền gửi của khoảng 90,94% người gửi tiền, đáp ứng thông lệ quốc tế.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm, NHNN đã chỉ đạo BHTGVN khẩn trương cấp đổi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi theo hạn mức mới cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để niêm yết công khai tại tất cả các điểm giao dịch có nhận tiền gửi và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tới người dân, người gửi tiền biết, yên tâm gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.

Bên cạnh đó, NHNN cũng chỉ đạo BHTGVN định kỳ đánh giá mức độ phù hợp của hạn mức trả tiền bảo hiểm khi kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính tiền tệ, hoạt động ngân hàng, tổng thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người… có sự thay đổi, báo cáo NHNN để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thay đổi hạn mức khi điều kiện cho phép.

Đối với các khoản tiền gửi đã phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nhưng chưa được chi trả theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi trước ngày 12/12/2021, hạn mức trả tiền bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Như vậy, kể từ ngày 12/12/2021, hạn mức trả tiền bảo hiểm mới là 125 triệu đồng sẽ thay thế cho hạn mức 75 triệu đồng được áp dụng từ ngày 5/8/2017.

Theo Huy Tùng/ petrotimes.vn

Xem Link nguồn: Click Tại đây bảo hiểm,hạn mức trả tiền bảo hiểm,Bảo hiểm tiền gửi

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản Biz