Bất động sản Biz

Công ty con của ngân hàng Agribank đang kinh doanh ra sao?

Thứ tư, 18/05/2022 | 11:46 Theo dõi BĐS Biz trên

Tính đến cuối năm 2021, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) có 5 công ty con gồm Công ty cho thuê tài chính I (ALC 1), Công ty TNHH MTV Dịch vụ Agribank, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC), CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco), CTCP Bảo hiểm Agribank (ABIC).

Theo báo cáo tài chính năm 2021, tính đến ngày 31/12/2021, ngân hàng Agribank "rót" hơn 2.231 tỷ đồng vào 5 công ty con. Trong đó, dự phòng giảm giá đầu tư vào công ty con hơn 466 tỷ đồng.

Một công ty con của ngân hàng Agribank làm ăn thất thu

công ty con ngân hàng Agribank vnfinance
Công ty con của ngân hàng Agribank đang kinh doanh ra sao?

Năm 2021, Công ty con của ngân hàng Agribank là CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (mã: ABI) ghi nhận lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm giảm 4%, còn 685 tỷ đồng và lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 9%, còn gần 125 tỷ đồng.

Riêng quý 4/2021, gánh nặng chi phí quản lý và kinh doanh bảo hiểm là nguyên nhân chính khiến ABI lỗ ròng gần 16 tỷ đồng.

Bước sang quý 1/2022, Công ty con của ngân hàng Agribank lại ngậm ngùi báo lãi giảm 30% do lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính đều giảm.

Kết thúc quý 1/2022, doanh thu phí bảo hiểm của ABI tăng nhẹ 4% so cùng kỳ, đạt gần 478 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí bồi thường tăng tới 38% lên hơn 167 tỷ đồng và chi phí khác tăng 16% lên hơn 131 tỷ đồng. Do đó tổng chi phí bảo hiểm tăng tới 27%, lên gần 304 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm tại ABI giảm 24%, chỉ mang về hơn 151 tỷ đồng.

Chưa kể, mảng hoạt động tài chính quý này tại ABI cũng giảm 3%, xuống còn 31 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận trước thuế và sau thuê tại ABI đều giảm 30%, chỉ mang về lần lượt 70 tỷ đồng và 56 tỷ đồng.

Trong năm 2022, ABI đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tối thiểu đạt 310 tỷ đồng, giảm 9% so với thực hiện năm 2021. So với kế hoạch này, Công ty đã thực hiện được 23% mục tiêu lợi nhuận sau quý 1/2022

Xét về dòng tiền, 3 tháng đầu năm 2022 dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của ABI giảm đến 73% so với cùng kỳ, còn gần 412 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn tới dòng tiền kinh doanh giảm do tiền chi cho hoạt động bảo hiểm, người lao động, chi khác cho hoạt động kinh doanh đều tăng mạnh.

Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư tại ABI quý này âm hơn 6,9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2021 dương hơn 6,3 tỷ đồng.

Tổng tài sản của ABI tính đến cuối tháng 3/2022 tăng 2% so với đầu năm, lên mức gần 3,377 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 75% tổng tài sản, xấp xỉ đầu năm, các khoản phải thu ngắn hạn (203 tỷ đồng) tăng 40%, tài sản tái bảo hiểm (148 tỷ đồng) giảm 8%.

Có công ty con của ngân hàng Agribank báo lãi

Một doanh nghiệp khác đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Agribank là CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco – mã: AGR).

Năm 2021, AGR ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 394 tỷ đồng, tương ứng tăng 75% so với năm 2020; lợi nhuận trước thuế đạt 439 tỷ đồng, đạt gấp 3,6 lần cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế ghi nhận ở mức gần 396 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước.

Riêng quý 4/2021, Agriseco ghi nhận đạt 123,9 tỷ đồng doanh thu hoạt động - gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lãi từ các tài sản chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTFL) đạt 17,8 tỷ đồng, gấp 7 lần; lãi bán các tài sản chính đạt 6,6 tỷ đồng, tăng gấp gần 6 lần; lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt 41,4 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần; doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán đạt 35,4 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, chi phí hoạt động trong quý 4/2021 lại được tiết giảm xuống còn 2 tỷ đồng, tương ứng giảm 57%; chi phí quản lý công ty ghi nhận đạt 16 tỷ đồng, giảm 54% so với quý 4 năm trước.

Kết quả, lợi nhuận sau sau thuế của Agriseco đạt gần 79 tỷ đồng - con số này gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

công ty con ngân hàng Agribank vnfinance
Công ty con của ngân hàng Agribank đang kinh doanh ra sao?

Đến quý 1/2022, lãi từ các khoản cho vay và phải thu đóng góp lớn nhất với 41,4 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ và chiếm tỷ trọng gần 41%. Doanh thu hoạt động môi giới tại Agriseco cũng tăng mạnh 67% so với cùng kỳ lên mức 27,3 tỷ đồng.

Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm mạnh 67% xuống mức 15,3 tỷ đồng; lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) chủ yếu là tiền gửi và trái phiếu cũng giảm 36% so với cùng kỳ. Ngoài ra, khoản thu nhập khác tăng đột biến từ 75 triệu đồng lên 16,8 tỷ đồng.

Kết quả, lợi nhuận trước thuế của AGR tăng 45% so với quý 1/2021 lên mức 61 tỷ đồng; lãi ròng tăng gần 36% đạt hơn 50 tỷ đồng.

Tính đến 31/3/2022, dự nợ cho vay (bao gồm margin và ứng trước) của AGR đạt 1.746 tỷ đồng, chiếm gần 62% tổng tài sản trong đó nợ gốc margin chiếm 1.549 tỷ đồng, tăng 31 tỷ đồng so với đầu kỳ.

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (Dịch vụ Agribank) cũng công bố đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2021 ngân hàng Agribank giao: Doanh thu hoàn thành 101,8% kế hoạch; lợi nhuận hoàn thành 103% kế hoạch; thu nhập của người lao động được nâng cao với mức thu nhập bình quân năm 2021 tăng 13% so với năm 2020;…

Ngoài ra, Công ty Cho thuê tài chính I (ALC I) vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh năm vừa qua.

Đáng nói, ACL I bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.

Cụ thể, tính đến 31/12/2020 ACL I lỗ lũy kế 794 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 518 tỷ đồng. Ngoài ra, nợ phải trả bao gồm khoản nợ lãi phải trả đã quá hạn thanh toán là 452 tỷ đồng, trong đó có 432 tỷ đồng là nợ lãi phải trả Agribank. 

Mặc dù ALC I đã thực hiện đàm phán với các đối tác về thực hiện thanh toán và cơ cấu nợ, nợ lãi phải trả vẫn chiếm 76,6% tổng nợ phải trả.

"Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của ALC I", theo ý kiến kiểm toán.

Trước đó, tháng 11/2017, ngân hàng Agribank đã thông báo bán công ty ALC I và mời gọi các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia đăng ký mua ALC I.

Ngoài ra, Công ty cho thuê tài chính ALC II cũng do ngân hàng Agribank sở hữu 100% vốn điều lệ đã phải đệ đơn lên tòa án xin tuyên bố phá sản và được chấp thuận vào tháng 7/2018. Ngân hàng Nhà nước sau đó cũng thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của công ty này.

Hà Phương/Theo Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/cong-ty-con-cua-ngan-hang-agribank-dang-kinh-doanh-ra-sao-d141228.html

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

2 lần hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ vẫn “ế vốn”, doanh nghiệp đề xuất nới thêm đối tượng được vay

Trước đây, chúng ta có gói 30 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó đã dừng, nên nhiều khách hàng là người dân, công nhân, lực lượng vũ trang khi mua nhà không được hưởng ưu đãi...
MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

MSB thông báo bán đấu giá loạt tài sản đảm bảo

Do khách hàng kinh doanh khó khăn không trả được nợ khiến nhiều khoản vay quá hạn, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mã: MSB) đồng loạt thông báo bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ tồn đọng.
Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu về mua lại trái phiếu trước hạn

Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu được mua lại trước hạn đạt 9.882 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2023. Bất động sản là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 55.7% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 4.516 tỷ đồng).
Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Tập đoàn FLC đứng đầu danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế hơn 769 tỷ đồng tại Quảng Bình

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa công khai danh sách 42 đơn vị nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, với số tiền 769 tỷ đồng. Đứng đầu trong danh sách này là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với số tiền nợ là gần 278 tỷ đồng.
VIB 'ồ ạt' chào bán nhà đất thế chấp

VIB "ồ ạt" chào bán nhà đất thế chấp

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đang ồ ạt rao bán hàng loạt bất động sản để thu hồi nợ trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm.
Bất động sản Biz