Bất động sản Biz

Bất ngờ kết quả kinh doanh nhóm Big4 ngân hàng năm 2021

Thứ hai, 18/04/2022 | 08:08 Theo dõi BĐS Biz trên

Trong năm 2021, ngân hàng BIDV có tài sản, dư nợ tín dụng và vốn điều lệ lớn nhất, nhưng lợi nhuận lại thấp nhất. Trong khi đó Agribank đang 'sở hữu' khối nợ xấu cao nhất và thu nhập nhân viên cũng thấp nhất. Theo thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 (riêng Agribank mới công bố báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2021), lợi nhuận trước thuế của cả nhóm Big4 ngân hàng gồm Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV đạt hơn 73.000 tỷ đồng, chiếm 37% tổng lợi nhuận trước thuế của 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính

Cụ thể, Vietcombank vẫn giữ vị trí quán quân với lợi nhuận hợp nhất 27.375 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020. Đứng thứ 2 là VietinBank với 17.589 tỷ đồng, chỉ tăng 3% so với năm 2020; Tiếp đến là Agribank với lợi nhuận 14.502 tỷ đồng tăng 11,8% và cuối cùng BIDV đạt 13.601 tỷ đồng.

Về chất lượng tài sản, trong 4 ngân hàng này, Vietcombank là nhà băng có dư nợ xấu thấp nhất ở mức 6.121 tỷ đồng, tăng 17% và tỷ lệ nợ xấu cũng thấp nhất, đạt 0,64%. Trong khi đó, nợ xấu tại Agribank hiện cao nhất hệ thống với hơn 24.553 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2020 và tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 1,87%.

Tại Vietinbank đã vượt BIDV để trở thành ngân hàng có quy mô nợ xấu lớn thứ hai, chỉ sau Agribank với 14.300 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần so với cuối năm 2020. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank tính đến 31/12/2021 tăng từ 0,9% lên gần 1,3%.

Còn tại BIDV, nợ xấu nội bảng vào cuối năm 2021 đã giảm hơn 38% xuống còn 13.245 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của BIDV cũng vì thế giảm từ 1,8% xuống chỉ còn 1%.

Đáng nói, dù ghi nhận số dư nợ xấu cao nhất nhưng tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại Agribank tính đến 31/12/2021 lại thấp nhất, ở mức 138,6%. Trong khi đó, tại Vietcombank ghi nhận nợ xấu thấp nhất nhóm nhưng lại nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao kỷ lục 424%. Còn tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại BIDV và Vietinbank lần lượt ở mức 219%, 180% .

Như vậy, trong năm 2021, nhóm Big 4 ngân hàng vẫn thuộc nhóm 10 nhà băng có lợi nhuận cao nhất, song đây cũng là những ngân hàng có khối lượng nợ xấu ở mức cao. Tổng nợ xấu của 4 ngân hàng tính đến 31/12/2021 hơn 58.219 tỷ đồng, chiếm hơn 60% nợ xấu tại 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính.

Về tổng tài sản, trong năm vừa qua, BIDV đã vượt qua Agribank trở thành ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất toàn ngành với quy mô hơn 1,76 triệu tỷ đồng (tăng 16%). Đồng thời, BIDV cũng trở thành nhà băng có dư nợ tín dụng cao nhất, chiếm 13% thị phần tín dụng của toàn nền kinh tế.

Còn lại, tổng tài sản và cho vay khách hàng tại Agribank lần lượt đạt 1,69 triệu tỷ đồng và 1,31 triệu tỷ đồng; tại Vietinbank đạt 1,53 triệu tỷ đồng và 1,13 triệu tỷ đồng; Vietcombank đạt 1,41 triệu tỷ đồng và hơn 960 tỷ đồng.

Xét về tiền gửi khách hàng, Agribank hiện là nhà băng có lượng tiền gửi cao nhất với 1,54 triệu tỷ đồng; vị trí thứ 2 là BIDV với 1,38 triệu tỷ đồng; tiếp đến là Vietinbank hơn 1,16 triệu tỷ đồng và cuối cùng là Vietcombank hơn 1,13 triệu tỷ đồng.

Xét về vốn điều lệ, tính đến 31/12/2021, BIDV là quán quân với 50.585 tỷ đồng, kế tiếp là Vietinbank với hơn 48.000 tỷ đồng, vị trí thứ 3 là Vietcombank ở mức 47.325 tỷ đồng và Agribank chỉ ở mức 34.233 tỷ đồng.

Xét về thu nhập nhân viên, ngân hàng Agribank thấp nhất nhóm Big4, nhân sự gần gấp đôi nhưng lợi nhuận chỉ bằng nửa Vietcombank.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính riêng lẻ kiểm toán năm 2021 của Agribank, thu nhập bình quân cán bộ, nhân viên ngân hàng năm vừa qua đạt 26,83 triệu đồng/người/tháng, chỉ tăng nhẹ 560.000 đồng so với năm 2020. Mức thu nhập này thấp hơn so với VietinBank (29,74 triệu đồng/tháng), BIDV (28,41 triệu đồng/tháng) và kém khá xa so với Vietcombank (32,69 triệu đồng/tháng).

Trong khi đó, Agribank dẫn đầu về số lượng nhân viên làm việc tại ngân hàng mẹ với 38.045 người, cao gấp rưỡi nhà băng đứng kế sau là BIDV (24.688 người). Với số lượng nhân sự này, Agribank đã bỏ xa VietinBank (23.100 người) và gấp hơn 1,8 lần Vietcombank (20.982 người).

Trong năm 2021, BIDV có tài sản, dư nợ tín dụng và vốn điều lệ lớn nhất tuy nhiên lợi nhuận lại thấp nhất; còn tại Vietcombank đạt lợi nhuận đứng đầu ngành và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao kỷ lục.

Trong khi đó, Agribank đang 'sở hữu' khối nợ xấu cao nhất và cũng là nhà băng có tổng tiền gửi khách hàng lớn nhất. Đáng nói, Agribank có số lượng nhân viên lớn nhất song thu nhập nhân viên lại thấp nhất trong nhóm Big4, lợi nhuận chỉ bằng nửa của Vietcombank.

Theo Hoàng Long/ Sở hữu trí tuệ

Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/bat-ngo-ket-qua-kinh-doanh-nhom-big4-ngan-hang-nam-2021-d137719.html

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Hơn 351.000 tỷ đồng dư nợ trái phiếu bất động sản

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2023, tổng dư nợ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản là 351.390 tỷ đồng.
Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

Một thành viên của Eurowindow Holding báo lãi khiêm tốn, 'sạch' nợ trái phiếu

T&M Vân Phong - Chủ siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay, là thành viên của Eurowindow Holding lãi chưa đầy chục tỷ trong năm 2023, còn khoảng 152 tỷ đồng nợ phải trả.
Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) ra quyết định về việc đưa cổ phiếu CRE của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/4/2024.
VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

VietABank: Lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh sau kiểm toán, lãi dự thu bất ngờ tăng thêm nghìn tỷ

Sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" hơn chục tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang sở hữu "núi" sổ đỏ thế chấp.
Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và 'người thân' đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Chủ tịch ngân hàng OCB Trịnh Văn Tuấn và "người thân" đang nắm giữ bao nhiêu vốn?

Mới đây Luật các tổ chức tín dụng 2024 đã được thông qua, trong đó đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng. Theo Luật mới, cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15%, giảm so với quy định hiện hành là 20%.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Nợ xấu vẫn là nỗi lo đối với nhóm công ty tài chính tiêu dùng

Năm 2023, điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận và nợ xấu tại nhóm công ty tài chính tiêu dùng.
Bất động sản Biz